Đề nghị thẩm định, báo cáo dự án xác lập và báo cáo điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên trong bảo vệ môi trường có mẫu biểu như thế nào?
- Mẫu biểu đề nghị thẩm định, báo cáo dự án xác lập và báo cáo điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên trong bảo vệ môi trường?
- Xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trong bảo vệ môi trường?
- Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh được quy định như thế nào?
Mẫu biểu đề nghị thẩm định, báo cáo dự án xác lập và báo cáo điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên trong bảo vệ môi trường?
Tại Điều 8 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định mẫu biểu đề nghị thẩm định, báo cáo dự án xác lập và báo cáo điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên, theo đó:
1. Văn bản đề nghị thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, văn bản đề nghị thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Đề nghị thẩm định, báo cáo dự án xác lập và báo cáo điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên trong bảo vệ môi trường có mẫu biểu như thế nào? (Hình từ Internet)
Xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trong bảo vệ môi trường?
Theo Điều 9 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, như sau:
1. Việc xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên (sau đây gọi tắt là quy chế, kế hoạch) được thực hiện như sau:
a) Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên có trách nhiệm xây dựng dự thảo quy chế, kế hoạch theo mẫu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
b) Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy chế, kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành.
Hồ sơ trình ban hành quy chế, kế hoạch bao gồm: tờ trình, dự thảo quyết định ban hành quy chế, kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo quy chế, kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Đối với di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, dự thảo quy chế, kế hoạch phải được gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ranh giới diện tích thuộc di sản thiên nhiên, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và hoàn thiện, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;
d) Đối với di sản thiên nhiên đã có quy chế, kế hoạch, phương án quản lý trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 21 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 06 tháng.
2. Nội dung quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Nội dung kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn của kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là 05 năm.
4. Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế, kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy chế, kế hoạch kết quả thực hiện quy chế, kế hoạch trong báo cáo công tác quản lý di sản thiên nhiên; cập nhật kết quả thực hiện vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.
Theo đó, Việc xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên (sau đây gọi tắt là quy chế, kế hoạch) được thực hiện như sau:
- Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên có trách nhiệm xây dựng dự thảo quy chế, kế hoạch theo mẫu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy chế, kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành.
Hồ sơ trình ban hành quy chế, kế hoạch bao gồm: tờ trình, dự thảo quyết định ban hành quy chế, kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo quy chế, kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Đối với di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, dự thảo quy chế, kế hoạch phải được gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ranh giới diện tích thuộc di sản thiên nhiên, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và hoàn thiện, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;
- Đối với di sản thiên nhiên đã có quy chế, kế hoạch, phương án quản lý trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 21 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 06 tháng.
Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh, cụ thể như sau:
Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch và pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Phân tích, đánh giá về môi trường của địa phương bao gồm:
a) Phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác;
b) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bao gồm: khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Khu xử lý chất thải tập trung;
d) Mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường đất, nước, không khí.
2. Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường gắn với tổ chức, sắp xếp không gian phát triển của tỉnh trong kỳ quy hoạch.
3. Xác định phương án phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2019/NĐ-CP) và quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 22 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
4. Xác định phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm phương án xác lập khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 25 và điểm c khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.
5. Xác định phương án phát triển các khu xử lý chất thải tập trung theo quy định tại điểm d khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.
6. Xác định phương án thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường theo quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.
Theo đó, Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch và pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm các nội dung chủ yếu nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?