Quy định về trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội?

Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội thực hiện ra sao? Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ thực hiện như thế nào? Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương thực hiện ra sao? Xin được giải đáp.

1. Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội thực hiện ra sao?

Căn cứ Điều 37 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội như sau:

1. Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.

2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 40 của Luật này.

3. Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế theo chủ trương, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật này.

4. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội với cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về sự cần thiết ký kết thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này; điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội có trách nhiệm trình Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại của Quốc hội cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận quốc tế trước khi trình Chủ tịch Quốc hội quyết định việc ký kết. Hồ sơ trình bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế được tiến hành sau khi có văn bản đồng ý của Chủ tịch Quốc hội.

2. Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ thực hiện như thế nào?

Theo Điều 38 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ như sau:

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.

2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 40 của Luật này.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế theo chủ trương, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật này.

4. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về sự cần thiết ký kết thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tai Điều 3 của Luật này; điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ. Hồ sơ trình bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế được tiến hành sau khi có văn bản đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

3. Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương thực hiện ra sao?

Tại Điều 39 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức như sau:

1. Cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.

2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 40 của Luật này.

Trân trọng!

Thỏa thuận quốc tế
Hỏi đáp mới nhất về Thỏa thuận quốc tế
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải dịch thỏa thuận quốc tế sang tiếng Việt nếu thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản tiếng nước ngoài không?
Hỏi đáp pháp luật
Có những nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tham mưu về công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế trong việc thực hiện thỏa thuận quốc tế?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan trung ương của tổ chức ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan đơn vị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Văn phòng Chủ tịch nước ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thỏa thuận quốc tế
Phan Hồng Công Minh
280 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thỏa thuận quốc tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào