Cha mẹ có vi phạm pháp luật không khi tự ý đọc nhật ký của con?
Cha mẹ tự ý đọc nhật ký của con có vi phạm pháp luật không?
Điều 1 Luật trẻ em 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Theo Điều 21 Luật trẻ em 2016 quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em quy định như sau:
1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Ngoài ra, Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Theo đó, pháp luật công nhận mọi người có quyền bất khả xâm phạm về bí mật cá nhân.
Bạn hiện 12 tuổi nên được coi là trẻ em theo quy định của pháp luật. Pháp luật đặc biệt ghi nhận trong luật trẻ em về quyền bất khả xâm phạm về bí mật cá nhân. Và theo đó, việc mẹ bạn tự ý đọc nhật ký của bạn được coi là hành vi xâm phạm bí mật cá nhân và đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Cha mẹ có vi phạm pháp luật không khi tự ý đọc nhật ký của con? (Hình từ Internet)
Con có bổn phận chia sẻ và không giữ bất kỳ bí mật nào với cha mẹ có đúng hay không?
Căn cứ Điều 37 Luật trẻ em 2016 quy định về bổn phận của trẻ em đối với gia đình như sau:
1. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
2. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
Ngoài ra, Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của con như sau:
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Theo đó, pháp luật quy định nghiã vụ chung của con cái bao gồm việc yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi.
Đối với trẻ em, pháp luật quy định trẻ em có bổn phận kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ, học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ...
Trong các bổn phận và nghĩa vụ nêu trên, pháp luật không quy định con cái có bổn phận chia sẻ và không giữ bất kỳ bí mật nào với cha mẹ. Do đó, bạn không bắt buộc phải chia sẻ mọi bí mật và suy nghĩ với cha mẹ mà điều đó được thực hiện dựa vào ý chí và sự tự nguyện của bạn.
Pháp luật quy định việc cha mẹ đại diện cho con như thế nào?
Theo Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc cha mẹ đại diện cho con như sau:
1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.
4. Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.
Theo đó, cha mẹ là người đại diện cho con trong trường hợp con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định trên, cha mẹ được quyền thực hiện các giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con và phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?