Quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như thế nào?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là gì?
Tại Điều 3 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực của xã hội để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
4. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải công khai, minh bạch; bảo đảm điều hành giao thông vận tải đường sắt thống nhất, tập trung; bảo đảm hoạt động vận tải đường sắt quốc gia thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo 05 nguyên tắc quy định trên.
Quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như thế nào? (Hình từ Internet)
Danh mục tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là gì?
Tại Điều 4 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về danh mục tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm cả đất gắn với kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được chia làm hai loại: Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu và tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không trực tiếp liên quan đến chạy tàu.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu là công trình, hạng mục công trình đường sắt quốc gia hoặc công trình phụ trợ khác trực tiếp phục vụ công tác chạy tàu, đón tiễn hành khách, xếp dỡ hàng hóa, gồm:
a) Đường sắt quốc gia, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, đường ngang, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt quốc gia và đường bộ;
b) Ga (đường sắt trong ga, đường bộ trong ga phục vụ tác nghiệp chạy tàu, phòng đợi tàu, kho và bãi chứa hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu, phòng chỉ huy chạy tàu, phòng đặt thiết bị thông tin tín hiệu, ke ga, mái che ke ga, giao ke, cầu vượt dành cho hành khách trong ga, chòi gác ghi);
c) Đepo (nơi tập kết tàu, bảo dưỡng, sửa chữa tàu, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác);
d) Phòng chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia;
đ) Hệ thống cấp, thoát nước; thông tin tín hiệu; cấp điện liên quan trực tiếp đến chạy tàu;
e) Nhà cung cầu, cung đường, cung thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, nhà đặt các thiết bị thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, nhà gác cầu, nhà gác hầm, nhà gác chắn đường ngang.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không trực tiếp liên quan đến chạy tàu là công trình, hạng mục công trình đường sắt quốc gia hoặc công trình phụ trợ khác không thuộc tài sản quy định tại khoản 2 Điều này, gồm:
a) Đường bộ trong ga không phục vụ tác nghiệp chạy tàu;
b) Quảng trường ga;
c) Kho, bãi chứa hàng hóa không trực tiếp liên quan đến chạy tàu;
d) Các công trình dịch vụ, thương mại (bán hàng, nghỉ trọ, dịch vụ khác) tại các ga đường sắt quốc gia;
đ) Nhà làm việc của cơ quan nhà nước tại khu vực ga;
e) Các công trình, hạng mục công trình khác không trực tiếp liên quan đến chạy tàu.
4. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
5. Trong quá trình hoạt động, trường hợp cần phải điều chỉnh việc phân loại tài sản giữa các nhóm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của Bộ Tài chính.
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm cả đất gắn với kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được chia làm hai loại: Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu và tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không trực tiếp liên quan đến chạy tàu.
Thủ tướng Chính phủ quyết định Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về Thủ tướng Chính phủ quyết định Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định:
a) Giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của các cơ quan có liên quan;
b) Giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho cơ quan được giao quản lý tài sản quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này (là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về đường sắt) quản lý trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của các cơ quan có liên quan đối với tài sản có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định;
c) Giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Căn cứ thực tế tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, trường hợp phải giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan lập Đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản trong trường hợp giao cho doanh nghiệp quản lý được thực hiện theo quy định tại Điều 99 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phù hợp với quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm ban hành quy chế phối hợp giữa doanh nghiệp được giao quản lý tài sản với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về đường sắt trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?