Để thực hiện Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” việc hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường như thế nào?
- Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường để thực hiện Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới để thực hiện Đề án như thế nào?
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu để thực hiện Đề án như thế nào?
Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường để thực hiện Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”
Tại Tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường để thực hiện Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như sau:
- Thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu, xu hướng phát triển của thị trường thế giới và các chuỗi cung ứng quốc tế;
- Cung cấp thông tin, phổ biến chính sách của các nhà phân phối đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước để kịp thời nắm bắt, có những điều chỉnh cần thiết, nhằm đáp ứng tiêu chí, yêu cầu để trở thành nhà cung ứng cho các mạng phân phối nước ngoài;
- Phối hợp với các tập đoàn phân phối nước ngoài xây dựng, cập nhật các bộ tài liệu về quy trình lựa chọn sản phẩm và doanh nghiệp cung ứng, cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm xuất khẩu, nhằm hướng dẫn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam áp dụng các quy trình sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp hàng hóa đáp ứng yêu cầu chất lượng của các mạng phân phối nước ngoài;
- Xây dựng Mạng lưới chuyên gia tư vấn xuất khẩu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trao đổi, tìm hiểu thông tin và nhận được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp từ các chuyên gia về thị trường, xuất khẩu, marketing, xây dựng thương hiệu;
- Xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến về ngành hàng và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng:
+ Phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành hàng và các doanh nghiệp Việt Nam;
+ Phối hợp với các Cơ quan Thương vụ Việt Nam, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành hàng và doanh nghiệp phân phối nước ngoài;
+ Phát triển các công cụ khai thác, phân tích, chia sẻ cơ sở dữ liệu, thông qua đó có thể truy xuất thông tin theo nhu cầu phục vụ công tác phân tích thị trường, kết nối doanh nghiệp.
- Duy trì Cổng thông tin trực tuyến của Đề án và các kênh thông tin trên nền tảng số khác với vai trò là công cụ phổ biến thông tin thị trường, tư vấn trực tuyến cho các doanh nghiệp, tiếp cận các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, qua đó đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và thường xuyên, tạo diễn đàn hiệu quả cho việc kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu và tập đoàn phân phối nước ngoài.
Để thực hiện Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” việc hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường như thế nào? (Hình từ Internet)
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới để thực hiện Đề án như thế nào?
Tại Tiểu mục 4 Mục II Điều 1 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới để thực hiện Đề án như sau:
- Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao ý thức của doanh nghiệp Việt Nam về chuyển đổi số và thương mại điện tử xuyên biên giới đặc biệt với những ngành hàng nông sản, thực phẩm, đồ gỗ, nội thất;
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các hệ thống phân phối dựa trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam và nước ngoài. Phối hợp với các tập đoàn thương mại điện tử xuyên biên giới trong và ngoài nước từng bước nâng cao khả năng chuyển đổi số, tập huấn kỹ năng bán hàng (bao gồm cả marketing, dịch vụ khách hàng, dịch vụ sau bán hàng...) trên môi trường số, tiến tới xây dựng và củng cố thương hiệu Việt Nam, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia hiệu quả vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu hướng tới phát triển thị trường một cách bền vững;
- Thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics phục vụ cho xuất khẩu vào các hãng phân phối trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu để thực hiện Đề án như thế nào?
Tại Tiểu mục 5 Mục II Điều 1 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu để thực hiện Đề án như sau:
- Phối hợp với các Tập đoàn phân phối và chuyên gia tư vấn hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp phát triển từ thương hiệu của các nhà phân phối, phát triển lên thương hiệu chung (co-brand) và tiến tới phát triển thương hiệu riêng trong hệ thống phân phối;
- Phối hợp với các mạng phân phối nước ngoài hỗ trợ phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trong hệ thống phân phối trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới;
- Hỗ trợ Doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm tại thị trường quốc tế và phối hợp với các tập đoàn phân phối quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh sản phẩm Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất từ ngày 01/01/2025?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?