Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” có mục tiêu tổng quát như thế nào?

Mục tiêu tổng quát của Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”? Mục tiêu cụ thể của Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”? Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực cung ứng cho thị trường nước ngoài thực hiện Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như thế nào? Câu hỏi của anh Tuấn (Nam Định)

Mục tiêu tổng quát của Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”

Tại Tiểu mục 1 Mục I Điều 1 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định mục tiêu tổng quát của Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như sau:

- Phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn;

- Khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu, xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài trên cơ sở phát huy thế mạnh và khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam với các mạng phân phối nước ngoài trên các kênh xuất khẩu truyền thống và kênh thương mại điện tử, hướng tới mô hình sản xuất - xuất khẩu - phân phối ổn định, bền vững;

- Góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất, tổ chức sản xuất theo hướng bài bản, bền vững, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp; thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất xanh sạch, bền vững, chế biến hàng xuất khẩu có chất lượng cao, mang lại giá trị gia tăng cao cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam; xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có năng lực cung ứng hàng hóa khối lượng lớn, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, uy tín.

Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” có mục tiêu tổng quát như thế nào?

Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” có mục tiêu tổng quát như thế nào? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cụ thể của Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”?

Tại Tiểu mục 2 Mục I Điều 1 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định mục tiêu cụ thể của Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như sau:

- Hỗ trợ về thông tin thị trường cho 20.000 lượt doanh nghiệp;

- Hỗ trợ về đào tạo, tư vấn cho 15.000 lượt doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực cung ứng để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu;

- Hỗ trợ 5.000 lượt doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới;

- Tổ chức 10.000 lượt kết nối, giao thương với các mạng phân phối nước ngoài;

- Hỗ trợ trên 10.000 sản phẩm xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài;

- Phấn đấu đến năm 2030, hàng hóa Việt Nam có mặt tại các chuỗi phân phối truyền thống và trực tuyến tại tất cả quốc gia có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.

Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực cung ứng cho thị trường nước ngoài thực hiện Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như thế nào?

Tại Tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực cung ứng cho thị trường nước ngoài thực hiện Đề án như sau:

- Đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và yêu cầu của mạng phân phối;

- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn chất lượng của mạng phân phối nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo, phổ biến thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;

- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, cung ứng cho mạng phân phối nước ngoài thông qua những hình thức phù hợp với thực tế;

- Hỗ trợ, nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp, tăng khả năng quản lý/kiểm soát rủi ro, tính hiệu quả của doanh nghiệp trước những khó khăn, thách thức trong bối cảnh hiện nay;

- Xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn sản xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển; tổ chức sản xuất hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường và các tập đoàn phân phối;

- Hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng được các chứng chỉ tiêu chuẩn về sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu nói chung và Tập đoàn phân phối nói riêng.

Trân trọng!

Hỗ trợ doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỗ trợ doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Để được công nhận cá nhân tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số cần có điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí công nhân tổ chức tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất ,chất lượng sản phẩm?
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nguyên tắc làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, yêu cầu với hồ sơ tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, việc phê duyệt kết quả tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, việc nộp hồ sơ đánh giá thực hiện nhiệm vụ ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nguyên tắc đánh giá của Hội đồng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, việc tổ chức thực hiện của Bộ Khoa học và Công nghệ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỗ trợ doanh nghiệp
896 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào