Quy định giảng viên cơ hữu là gì? Quy định giảng viên trong xác định chỉ tiêu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ?

Giảng viên cơ hữu là gì? Giảng viên thỉnh giảng là gì? Quy định giảng viên trong xác định chỉ tiêu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Tôi chân thành cảm ơn!

Giảng viên cơ hữu là gì?

Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với hoạt động nghiên cứu khoa học, đạt các tiêu chí sau:
a) Đã công bố định hướng phát triển thành cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu trong sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu của cơ sở giáo dục đại học; được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Có đơn vị thuộc, trực thuộc nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu phát triển công nghệ nguồn; có tỷ lệ ngành đang đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đạt từ 50% trở lên so với tổng số ngành đang đào tạo cấp bằng; trong 3 năm gần nhất, có quy mô tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trung bình không thấp hơn 20% tổng quy mô tuyển sinh và cấp trung bình từ 20 bằng tiến sĩ trở lên trong một năm;
c) Trong 3 năm gần nhất, tỷ trọng nguồn thu trung bình từ các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, chuyển giao không thấp hơn 15% tổng thu của cơ sở giáo dục đại học;
d) Trong 3 năm gần nhất, cơ sở giáo dục đại học công bố trung bình mỗi năm từ 100 bài báo trở lên và đạt tỷ lệ trung bình một giảng viên cơ hữu công bố mỗi năm từ 0,3 bài trở lên trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định danh mục tạp chí khoa học có uy tín làm cơ sở công nhận tiêu chí này;
đ) Tỷ lệ sinh viên trên giảng viên không quá 20; tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 50% tổng số giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học; tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư không thấp hơn 20% tổng giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ của cơ sở giáo dục đại học;
e) Giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý cơ hữu của trường đại học công lập là giảng viên, cán bộ được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý cơ hữu của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do trường đại học trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.

Quy định giảng viên cơ hữu là gì? Quy định giảng viên trong xác định chỉ tiêu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ?

Quy định giảng viên cơ hữu là gì? Quy định giảng viên trong xác định chỉ tiêu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ? (Hình từ Internet)

Giảng viên thỉnh giảng là gì?

Theo Khoản 6 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

6. Giảng viên thỉnh giảng trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh là người không thuộc diện theo quy định tại khoản 5 Điều này, trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học của cơ sở đào tạo theo hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật cho năm xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

Quy định giảng viên trong xác định chỉ tiêu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ?

Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

3. Quy định giảng viên trong xác định chỉ tiêu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ:
a) Tổng số giảng viên theo ngành đào tạo để xác định chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo, bao gồm giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng của cơ sở đào tạo có trình độ/chức danh đáp ứng yêu cầu của giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ, tiến sĩ và phù hợp về chuyên môn tương ứng của ngành đào tạo đó;
b) Số lượng giảng viên thỉnh giảng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh được tính tối đa bằng 10% tổng số giảng viên toàn thời gian của cơ sở đào tạo xác định theo ngành đào tạo. Riêng các ngành đào tạo đặc thù thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, số lượng giảng viên thỉnh giảng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh được tính tối đa bằng 40% tổng số giảng viên toàn thời gian của cơ sở đào tạo xác định theo ngành đào tạo; các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên, giảng viên thỉnh giảng không được tính để xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

Trân trọng!

Giảng viên cơ hữu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giảng viên cơ hữu
Hỏi đáp pháp luật
Giảng viên cơ hữu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách khuyến khích, hỗ trợ giáo sư là giảng viên cơ hữu trong trường đại học thực hiện nghiên cứu khoa học
Hỏi đáp pháp luật
Giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý cơ hữu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Các trường đại học vi phạm về bảo đảm tỷ lệ giảng viên cơ hữu có bị phạt?
Hỏi đáp pháp luật
Có được phép ký hợp đồng thỉnh giảng đối với giảng viên cơ hữu?
Hỏi đáp pháp luật
Trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh giảng viên cơ hữu được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Như thế nào là giảng viên cơ hữu?
Hỏi đáp pháp luật
Giảng dạy thực hành chuyên ngành đào tạo về khám bệnh của cơ sở thực hành được công nhận là giảng viên cơ hữu hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định giảng viên cơ hữu là gì? Quy định giảng viên trong xác định chỉ tiêu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giảng viên cơ hữu
Nguyễn Minh Tài
7,454 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giảng viên cơ hữu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào