Có được miễn đào tạo nghề luật sư khi là thẩm phán không?
1. Thẩm phán có được miễn đào tạo nghề luật sư không?
Tại Điều 13 Luật Luật sư 2006 quy định người được miễn đào tạo nghề luật sư như sau:
1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên người đã là thẩm phán thì có thể được miễn đào tạo nghề luật sư. Những thẩm phán từ chức sang làm luật sư thì không cần phải học một khóa đào tạo nghề luật sư như những đối tượng khác.
2. Thẩm phán có được miễn tập sự hành nghề luật sư không?
Theo Điều 16 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư như sau:
1. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Do đó, theo quy định trên thẩm phán là đối tượng được miễn tập sự hành nghề luật sư. Thẩm phán từ chức sang làm luật sư thì được miễn đào tạo và tập sự hành nghề luật sư, chỉ cần gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
3. Được miễn tập sự hành nghề luật sư thì hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư như sau:
Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
Hồ sơ gồm có:
a) Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
Theo pháp luật hiện hành thì trên đây là những giấy tờ cần có trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người được miễn tập sự hành nghề luật sư.
4. Luật sư có những quyền và nghĩa vụ nào?
Tại Điều 21 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định quyền, nghĩa vụ của luật sư như sau:
1. Luật sư có các quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
c) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;
d) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
đ) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này.
2. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;
c) Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
đ) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Trên đây là những quyền và nghĩa vụ của luật sư mà luật quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?