Quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội ra sao?
- 1. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội thế nào?
- 2. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?
- 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?
1. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội thế nào?
Tại Điều 21 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức thực hiện kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nước, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
2. Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới, các tỉnh triển khai xây dựng khu kinh tế - quốc phòng gắn với việc sắp xếp lại dân cư dọc tuyến biên giới. Ưu tiên phát triển các khu kinh tế - quốc phòng tại các địa bàn chiến lược và vùng thưa dân hoặc chưa có dân. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ nguồn lực và vốn đầu tư trình Chính phủ. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế - quốc phòng trình Chính phủ phê duyệt.
3. Tham gia ý kiến đối với bộ, ngành, địa phương khi xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực phòng thủ liên quan đến quốc phòng theo quy định tại Nghị định này.
4. Phối hợp với bộ, ngành, địa phương trong lập, thẩm định, triển khai hệ thống quy hoạch quốc gia liên quan đến quốc phòng; các chương trình, dự án đầu tư, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạ tầng kỹ thuật và công trình khác để đảm bảo tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng tại địa bàn trọng điểm về quốc phòng theo quy định tại Nghị định này.
2. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?
Tại Điều 22 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo các nội dung kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.
2. Phối hợp đề xuất nội dung với Bộ Quốc phòng trong việc lập kế hoạch về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.
3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc tổ chức, xây dựng khu kinh tế - quốc phòng; tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng kinh tế - xã hội kết hợp với quốc phòng.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?
Tại Điều 23 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp trên về kết quả thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng trên địa bàn quản lý.
2. Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương liên quan đến quốc phòng, phải có sự tham gia thẩm định của Bộ Quốc phòng theo phân cấp được quy định tại khoản 4 Điều 14 trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với kế hoạch nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.
4. Phối hợp với bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trung ương có liên quan đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả việc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng trên địa bàn quản lý.
5. Thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các hoạt động vi phạm quy hoạch, kế hoạch làm ảnh hưởng đến việc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.
6. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?