Xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng có vai trò, trách nhiệm thế nào?

Vai trò, trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng? Chặn lọc thông tin trên mạng thực hiện như thế nào? Quy định về khắc phục xung đột thông tin trên mạng? Loại trừ xung đột thông tin trên mạng như thế nào?

1. Vai trò, trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định vai trò, trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng như sau:

1. Xác định nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng nhằm phát hiện, thu thập, đánh giá, sử dụng làm bằng chứng, chứng cứ.

2. Xung đột thông tin trên mạng phải được các cơ quan nghiệp vụ xác định nguồn gốc, thủ đoạn và tổn thất do xung đột thông tin gây ra để có biện pháp xử lý phù hợp.

3. Chủ quản hệ thống thông tin liên quan đến xung đột thông tin trên mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để xác định chính xác nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp kịp thời và đầy đủ cho cơ quan nghiệp vụ về thông tin, bằng chứng, chứng cứ để phục vụ công tác xác định nguồn gốc.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến xung đột thông tin trên mạng phải chịu trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, không được cung cấp thông tin sai lệch, trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai lệch với mục đích xấu như nhằm gây chiến tranh, hận thù dân tộc tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính.

2. Chặn lọc thông tin trên mạng thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định việc chặn lọc thông tin trên mạng thực hiện như sau:

Chặn lọc thông tin được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet thực hiện khi có một trong các yếu tố sau:

a) Xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng;

b) Khi xác định rõ tính hợp lý về yêu cầu của bên bị xung đột thông tin trên mạng;

c) Khi có yêu cầu của các cơ quan nghiệp vụ.

3. Quy định về khắc phục xung đột thông tin trên mạng?

Theo Điều 14 Nghị định 142/2016/NĐ-CP việc khắc phục xung đột thông tin trên mạng được quy định như sau:

1. Chủ quản hệ thống thông tin chịu trách nhiệm trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý và chịu sự điều hành của cơ quan nghiệp vụ trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng.

2. Chủ quản hệ thống thông tin chịu trách nhiệm xây dựng các phương án khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý và có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả khắc phục xung đột thông tin trên mạng cho cơ quan nghiệp vụ.

3. Cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ quản hệ thống thông tin khắc phục xung đột thông tin liên quan tới quốc phòng, an ninh quốc gia và cơ quan nhà nước theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.

4. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng như thế nào?

Theo Điều 15 Nghị định 142/2016/NĐ-CP việc loại trừ xung đột thông tin trên mạng được quy định như sau:

1. Các cơ quan nghiệp vụ chịu trách nhiệm loại trừ xung đột thông tin trên mạng.

2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.

3. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được thực hiện khi có các yếu tố sau:

a) Xác định rõ nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng;

b) Nhân lực, biện pháp công nghệ, kỹ thuật và đấu tranh ngoại giao có đủ khả năng để loại trừ xung đột thông tin trên mạng;

c) Thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hoặc hệ thống thông tin đại chúng đến tổ chức, cá nhân có liên quan đối với nguồn thông tin gây xung đột thông tin trên mạng.

Trân trọng!

Trách nhiệm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trách nhiệm
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về quyền, trách nhiệm của Bộ Công Thương đối với tập đoàn hóa chất Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trong Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng có vai trò, trách nhiệm thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có trách nhiệm trong quản lý, điều hành Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra trong Công an nhân dân có trách nhiệm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm phát huy vai trò người cao tuổi quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong việc thực hiện kết luận thanh tra trong Công an nhân dân trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trách nhiệm
387 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào