Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra lại trong hoạt động thanh tra chuyên ngành như thế nào?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra lại trong hoạt động thanh tra chuyên ngành là gì?
- Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại trong hoạt động thanh tra chuyên ngành được thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
- Chế độ báo cáo về công tác thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra lại trong hoạt động thanh tra chuyên ngành là gì?
Tại Điều 37 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định khi tiến hành thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các Điều 53, 54 và 55 của Luật Thanh tra.
Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại trong hoạt động thanh tra chuyên ngành được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 38 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại trong hoạt động thanh tra chuyên ngành như sau:
- Báo cáo kết quả thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này. Báo cáo kết quả thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của người đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra.
- Kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này. Kết luận thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của người đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra lại, Chánh thanh tra bộ gửi kết luận thanh tra lại tới Bộ trưởng và Thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra sở gửi kết luận thanh tra lại cho Giám đốc sở và Thanh tra tỉnh.
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra lại trong hoạt động thanh tra chuyên ngành như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Tại Điều 39 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành như sau:
- Chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hằng năm, Tổng cục, Cục thuộc Bộ căn cứ vào hướng dẫn của Thanh tra bộ và yêu cầu công tác quản lý của mình có trách nhiệm gửi kế hoạch thanh tra đến Thanh tra bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của bộ và kế hoạch thanh tra của Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Thanh tra bộ có trách nhiệm trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.
- Chậm nhất vào ngày 20 tháng 11 hằng năm, Chi cục thuộc Sở căn cứ vào hướng dẫn của Thanh tra sở và yêu cầu công tác quản lý của mình có trách nhiệm gửi kế hoạch thanh tra đến Thanh tra sở để tổng hợp, báo cáo Giám đốc sở. Căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra, yêu cầu công tác quản lý của sở và kế hoạch thanh tra của Chi cục thuộc Sở, Thanh tra sở có trách nhiệm trình Giám đốc sở phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm.
Giám đốc sở có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.
- Kế hoạch thanh tra quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Tại Điều 40 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành như sau:
- Thanh tra bộ có trách nhiệm hướng dẫn Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Thanh tra sở về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra sở có trách nhiệm hướng dẫn Chi cục thuộc Sở về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.
Tại Điều 41 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm xử lý chồng chéo về hoạt động thanh tra chuyên ngành như sau:
- Chánh thanh tra bộ có trách nhiệm xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Tổng cục, Cục thuộc Bộ; trường hợp không thống nhất thì báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
- Chánh thanh tra sở có trách nhiệm xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Chi cục thuộc Sở; trường hợp không thống nhất thì báo cáo Giám đốc sở xem xét, quyết định.
Chế độ báo cáo về công tác thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
Tại Điều 42 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo về công tác thanh tra chuyên ngành như sau:
- Định kỳ 03 tháng, 06 tháng, 01 năm, Tổng cục, Cục thuộc Bộ báo cáo Thanh tra bộ; Chi cục thuộc Sở báo cáo Thanh tra sở về công tác thanh tra.
- Định kỳ 06 tháng, 01 năm, Thanh tra bộ, Thanh tra sở báo cáo Bộ trưởng, Giám đốc sở về công tác thanh tra.
- Báo cáo đột xuất về công tác thanh tra được thực hiện khi có yêu cầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?