Quy định về Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
- Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra sao?
- Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
- Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành ra sao?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng và tương đương, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra sao?
Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra sao?
Tại Điều 7 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
1. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
2. Cục Hải quan.
3. Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Cục Thuế.
5. Cục Thống kê.
Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bao gồm:
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
- Cục Hải quan.
- Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cục Thuế.
- Cục Thống kê.
Quy định về Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào? (Hình từ Internet)
Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Tại Điều 8 Nghị định 07/2012/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 54/2020/NĐ-CP quy định về Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bao gồm:
- Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
- Chi cục Thuế.
- Trung tâm Tần số khu vực.
- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế.
- Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành ra sao?
Tại Điều 9 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành được thành lập tại cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quyết định của người có thẩm quyền.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là gì?
Tại Điều 10 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
- Tổng cục và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục); Cục thuộc Bộ; Chi cục thuộc Sở có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra bộ, Thanh tra sở tổng hợp trình Bộ trưởng, Giám đốc sở phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực;
+ Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở giao;
+ Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng, Giám đốc sở giao;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình;
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành với Thanh tra bộ, Thanh tra sở.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Cục trưởng thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục trưởng thuộc Cục và tương đương; chế độ thông tin, báo cáo, hoạt động thanh tra chuyên ngành của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng và tương đương, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra sao?
Tại Điều 11 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định Tổng cục trưởng và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục trưởng); Cục trưởng thuộc Bộ; Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được giao.
- Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
- Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?