Các bên phải có mặt lúc hủy bỏ hợp đồng đã công chứng trước đó có đúng không?
Các bên có bắt buộc có mặt lúc hủy bỏ hợp đồng đã công chứng trước đó không?
Tại Điều 51 Luật Công chứng 2014, có quy định:
1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.
Như vậy, việc hủy bỏ hợp đồng đã công chứng trước đó thì bắt buộc các bên tham gia trong hợp đồng, giao dịch đó phải có mặt.
Các bên phải có mặt lúc hủy bỏ hợp đồng đã công chứng trước đó có đúng không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào quyết định thành lập phòng công chứng?
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng 2014 quy định về phòng công chứng như sau:
1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Như vậy, đối với phòng công chứng là do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và có người đại diện theo pháp luật theo quy định trên.
Để được là Trưởng Văn phòng công chứng thì có yêu cầu thời gian hành nghề không?
Tại Khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng 2014, có quy định:
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì để được là Trưởng văn phòng công chứng thì công chứng viên hợp danh và phải có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?