Kinh phí và cơ chế thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025?

Kinh phí và cơ chế thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 quy định ra sao? Định hướng ngành nghề đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025? Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025?

Kinh phí và cơ chế thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 quy định ra sao?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm Quyết định 3685/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 quy định kinh phí và cơ chế thực hiện như sau:

a) Kinh phí
Kinh phí thực hiện được bố trí từ ngân sách Nhà nước hằng năm cho các địa phương và cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các Chương trình, Đề án khác có liên quan. (Chính sách hỗ trợ theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính như Thông tư số 15/2022-BTC ngày 4/3/2022; Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022; Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 và Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 và Thông tư số 17/2022/TT- BLĐTBXH ngày 6/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025).
- Kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác cho các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
b) Cơ chế tài chính thực hiện
- Các địa phương tự cân đối ngân sách phải đảm bảo kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung.
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho các địa phương chưa tự cân đối ngân sách thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ưu tiên bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện.

Kinh phí thực hiện được bố trí từ ngân sách Nhà nước hằng năm cho các địa phương và cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác cho các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Kinh phí và cơ chế thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025?

Kinh phí và cơ chế thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025? (Hình từ Internet)

Định hướng ngành nghề đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025?

Theo tiểu mục 3 Mục III Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm Quyết định 3685/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 quy định về định hướng ngành nghề đào tạo như sau:

Đào tạo các nghề để thực hiện các Chương trình MTQG; các chương trình, đề án mà ngành nông nghiệp và PTNT chủ trì như (1) Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022; (2) Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022; (3) Phát triển du lịch nông thôn tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022; (4) Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 19/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án phát triển vùng nguyên liệu Nông lâm thủy sản đạt chuẩn phục vụ chế biến và tiêu thụ giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT ngày 25/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chương trình, đề án trọng tâm khác của ngành.
Đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” cho các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Đào tạo nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền, gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn. Đào tạo cho người lao động biết ứng dụng các công nghệ thông tin, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, tiên tiến, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo nâng cao kỹ năng về quản lý, quản trị marketing, tài chính và biết xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Kinh doanh nông nghiệp; dịch vụ nông nghiệp, nông thôn (du lịch và môi trường); các nghề mới, nghề giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đào tạo cho người lao động nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng blockchain từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Bổ sung các nghề mới, nghề đặc thù thu hút nhiều lao động nông thôn và đáp ứng với các yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian tới: Dịch vụ nông nghiệp nông thôn, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; kinh doanh nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số; marketing, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và giám đốc HTX nông nghiệp.
Đối với các nghề Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng khung chương trình, giáo trình giai đoạn trước đề nghị các địa phương tiếp tục kế thừa, cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, chế biến mới, phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Định hướng ngành nghề đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 theo các tiêu chí:

Đào tạo các nghề để thực hiện các Chương trình MTQG; các chương trình, đề án mà ngành nông nghiệp và PTNT chủ trì. Đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” cho các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đào tạo nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền, gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn. Đào tạo cho người lao động nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp.

Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025?

Tại tiểu mục 1 Mục IV Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm Quyết định 3685/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 quy định trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

a) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực tham mưu cho Bộ tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này.
Chủ trì chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, đề án khác:
- Phối hợp với địa phương xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hằng năm và từng giai đoạn.
- Tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí hằng năm và từng giai đoạn về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung.
- Hướng dẫn nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm và từng giai đoạn cho các địa phương bảo đảm cân đối chung theo định hướng phát triển của ngành nông nghiệp và nhu cầu đào tạo lao động theo ngành, nghề của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng danh mục nghề nông nghiệp; tham mưu cho Bộ đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo, chuẩn đầu ra các nghề nông nghiệp và ngành nghề nông thôn; xây dựng tài liệu hướng dẫn đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân, thợ giỏi và lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo, đài truyền hình tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả để tổ chức nhân rộng.
- Xây dựng các mô hình đào tạo; tổ chức hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, phương tiện dạy nghề cho các Trường, cơ sở đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhà giáo, người dạy nghề, cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo của ngành.
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
b) Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương: Tổng hợp kế hoạch trung hạn và hàng năm trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện.
c) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Chỉ đạo hệ thống khuyến nông các địa phương củng cố lại cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nông nghiệp; gắn đào tạo nghề nông nghiệp với các chương trình, dự án khuyến nông.
d) Các cơ quan có liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp, tham mưu thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực tham mưu cho Bộ tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nộp báo cáo bảo hiểm năm 2025 của doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ phó giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Phan Hồng Công Minh
4,337 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào