Sơ bộ dự báo phát triển đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065?

Sơ bộ dự báo phát triển đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như thế nào? Các yêu cầu trọng tâm nghiên cứu quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065? Các yêu cầu chính về nội dung hồ sơ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065?

Sơ bộ dự báo phát triển đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg năm 2022 quy định sơ bộ dự báo phát triển đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như sau:

5. Sơ bộ dự báo phát triển:
a) Dự báo dân số, tỷ lệ đô thị hóa:
- Năm 2030: Dân số toàn đô thị khoảng 1.500.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); chỉ tiêu đô thị hóa khoảng 65% - 70%.
- Năm 2045: Dân số toàn đô thị khoảng 1.850.0000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); chỉ tiêu đô thị hóa khoảng 70% - 75%.
b) Dự báo nhu cầu đất đai:
- Đất xây dựng đến năm 2030 khoảng 40.500 - 41.500 ha, trong đó đất dân dụng đô thị và đất khu dân cư nông thôn khoảng 17.500 - 18.500 ha.
- Đất xây dựng đến năm 2045 khoảng 50.000 - 51.000 ha, trong đó đất dân dụng đô thị và đất khu dân cư nông thôn khoảng 21.000 - 22.000 ha.
(Ghi chú: Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị Thừa Thiên Huế được áp dụng các yếu tố đặc thù của đô thị di sản, văn hóa, cảnh quan. Quy mô dân số và đất đai dự báo là sơ bộ, sẽ được cụ thể ở giai đoạn lập đồ án quy hoạch, đảm bảo đồng bộ với Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế).

Sơ bộ dự báo phát triển đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 về 2 vấn đề là dự báo dân số, tỷ lệ đô thị hóa và dự báo nhu cầu đất đai.

Sơ bộ dự báo phát triển đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065?

Sơ bộ dự báo phát triển đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065? (Hình từ Internet)

Các yêu cầu trọng tâm nghiên cứu quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065?

Theo Khoản 6 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg năm 2022 quy định các yêu cầu trọng tâm nghiên cứu quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như sau:

6. Các yêu cầu trọng tâm nghiên cứu quy hoạch:
- Phân tích bối cảnh phát triển của Thừa Thiên Huế trong mối liên hệ vùng Đông Nam Á, hành lang Đông - Tây; mối quan hệ với các đô thị lân cận. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch vùng tỉnh Thừa Thiên Huế, Quy hoạch chung thành phố Huế, các quy hoạch và dự án đầu tư để xác định những vấn đề tồn tại, bất cập cần điều chỉnh trong giai đoạn mới.
- Nghiên cứu các chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc hình thành và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo định hướng đô thị trực thuộc trung ương với các tiêu chí đặc thù; rà soát định hướng quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai thực hiện để dự báo các nhu cầu, cơ hội phát triển trong giai đoạn mới của tỉnh, hài hòa với yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trên địa bàn.
- Nghiên cứu mô hình phát triển, cấu trúc không gian; phân bố hệ thống đô thị gắn với tổ chức đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở kế thừa các đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Quy hoạch chung thành phố Huế... Tổ chức không gian cho các chức năng mang tính đặc thù của Thừa Thiên Huế như trung tâm về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á; trung tâm về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; các khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đầm phá ven biển.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị Huế hiện hữu và phần mở rộng, các đô thị vệ tinh; nghiên cứu các giải pháp quản lý tầng cao và mật độ các khu vực đặc trưng như khu vực Kinh thành, khu vực lân cận các điểm di tích, khu vực dọc hai bên bờ sông Hương, khu vực ven biển, các đầm phá và vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...
- Tăng cường liên kết về giao thông kết nối với quốc tế, các đô thị lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng. Khắc phục các tồn tại, bất cập trong hệ thống hạ tầng nội vùng để liên kết khu vực đô thị trung tâm với khu vực đô thị vệ tinh, vùng miền núi phía Tây như Nam Đông, A Lưới.
- Nghiên cứu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường của sông Hương gắn với trục cảnh quan trung tâm thành phố Huế; bảo vệ các vùng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lập An; khai thác hiệu quả các khu vực ven biển gắn với thích ứng biến đổi khí hậu từ Phong Điền tới Phú Lộc; bảo tồn hiệu quả vườn quốc gia Bạch Mã, khu vực đèo Hải Vân gắn với phát triển du lịch bền vững.
- Đề xuất quy định quản lý, hướng dẫn kiểm soát phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo hướng cụ thể và linh hoạt để từng bước làm sâu sắc hơn hình ảnh quy hoạch kiến trúc đô thị gắn với không gian đặc trưng của đô thị Thừa Thiên Huế.

Việc nghiên cứu quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải đáp ứng các yêu cầu nêu trên theo quy định pháp luật.

Các yêu cầu chính về nội dung hồ sơ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065?

Tại khoản 7 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg năm 2022 quy định các yêu cầu chính về nội dung hồ sơ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như sau:

7. Các yêu cầu chính về nội dung hồ sơ quy hoạch:
a) Phân tích đánh giá lợi thế vị trí và quan hệ vùng:
- Lược thuật quá trình phát triển đô thị Thừa Thiên Huế, khái quát các đặc thù của đô thị trong mối quan hệ với các tỉnh, thành phố lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình.
- Nghiên cứu bối cảnh quốc tế, bối cảnh trong nước, phân tích xu hướng phát triển đô thị có tính đặc thù về di sản với yêu cầu hội nhập toàn cầu; phân tích các tác động đến việc hình thành và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương.
b) Đánh giá hiện trạng:
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và môi trường, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới phát triển; đánh giá quỹ đất xây dựng; nhận diện các đặc trưng về cấu trúc địa hình cảnh quan tự nhiên để làm cơ sở định hướng các khung phát triển cải tạo hoặc xây dựng mới... Làm rõ các phân vùng địa lý kinh tế, địa lý cảnh quan, trong đó lưu ý đến hành lang ven biển và đàm phá (Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Lập An), hành lang núi Trường Sơn Bắc ra đến biển tại Bạch Mã - Hải Vân.
- Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội: Tổng hợp, phân tích hiện trạng phát triển kinh tế; hiện trạng dân cư, lao động, việc làm; hiện trạng phát triển du lịch; hiện trạng sử dụng đất đai; hiện trạng quy hoạch - kiến trúc cảnh quan và xác định các khu vực có giá trị về di sản và văn hóa.
- Đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Tổng hợp hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật bao gồm các hạng mục về giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cấp điện, thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang, bảo vệ môi trường.
- Nhận diện những bất cập về hiện trạng xây dựng, phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong phạm vi quy hoạch. Khoanh vùng, xác định các khu vực có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị về di sản, văn hoá, cảnh quan. Nghiên cứu xác định ranh giới các khu vực cần bảo tồn theo ranh giới bảo tồn đã được cấp thẩm quyền xác nhận như di tích cố đô Huế, các khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn cảnh quan như Bạch Mã, phá Tam Giang, đầm Cầu Hai...
- Nguồn tài liệu, số liệu, thông tin về hiện trạng phải bảo đảm chất lượng, độ tin cậy; đảm bảo tính khoa học, hình thành chuỗi dữ liệu theo thời gian để phục vụ công tác phân tích, đánh giá, dự báo trong quá trình lập quy hoạch.
c) Đánh giá công tác triển khai thực hiện và quản lý quy hoạch và xác định vấn đề trọng tâm cần giải quyết ở giai đoạn quy hoạch.
- Đánh giá các chủ trương, chính sách, kết quả thực hiện theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị, làm cơ sở đề xuất các nội dung nghiên cứu để phù hợp với định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
- Rà soát, đánh giá các quy hoạch có liên quan đến địa bàn tỉnh, đặc biệt là các quy hoạch cấp quốc gia theo ngành như giao thông, môi trường, sử dụng đất đai, không gian biển. Tổng kết nội dung chính quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, các quy hoạch chung đô thị, khu chức năng và tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng các cấp khác. Đánh giá công tác triển khai thực hiện và quản lý theo quy hoạch.
- Đánh giá thực trạng phát triển của đô thị: các vấn đề về đô thị hóa, thực trạng công tác quản lý đô thị, dự án giao thông và đầu mối hạ tầng, dự án đầu tư công, chương trình - dự án phát triển đô thị, tình hình triển khai các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng, đối chiếu với định hướng theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các quy hoạch chung. Nêu các vướng mắc, các thành quả, hướng đi tiếp.
- Tổng hợp các vấn đề đã nêu trong phân tích hiện trạng, đánh giá quỹ đất phát triển đô thị theo điều kiện tự nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng và quốc gia. Phân tích mặt mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và xác định các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch theo trình tự.
d) Xác định tầm nhìn, mục tiêu, tính chất và động lực phát triển đô thị.
- Xây dựng tầm nhìn theo hướng đô thị Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; có chất lượng sống tốt, tính đa dạng văn hóa cao, bảo tồn các giá trị di sản và cảnh quan ven biển, có hạ tầng đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng các chiến lược phát triển không gian tổng thể, xác định các hành động, mục tiêu cụ thể để hình thành giải pháp quy hoạch. Mục tiêu phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị, phù hợp với các định hướng của quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng và quy hoạch tỉnh.
- Các chỉ tiêu phát triển được xác định theo từng nhóm mục tiêu chiến lược, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch hiện hành, phù hợp trình độ phát triển các đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh trong mô hình đô thị Thừa Thiên Huế.
- Rà soát lại tính chất đô thị đã được sơ bộ xác định trong giai đoạn lập Nhiệm vụ quy hoạch và hiệu chỉnh trên cơ sở các phân tích, các yếu tố phát hiện mới nếu cần.
đ) Dự báo phát triển đô thị
- Đề xuất và lựa chọn cơ cấu phát triển đô thị phù hợp với mô hình quản lý hành chính, kế hoạch và lộ trình phát triển theo kỳ quy hoạch trên cơ sở các quy định pháp luật về phân loại và phân cấp quản lý đô thị.
- Dự báo quy mô dân số, lao động, việc làm, khách du lịch giai đoạn đến 2030, 2045, có xét đến năm 2065.
- Đề xuất quy mô phát triển, kiểm soát, biện pháp điều tiết phát triển dân số nhằm bảo đảm cân đối giữa phát triển dân số với phát triển kinh tế và khả năng đáp ứng của hạ tầng đô thị, cũng như giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ lao động.
- Dự báo tổng quy mô đất xây dựng đô thị theo nhu cầu không gian phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, phù hợp với đề án nâng cấp và nâng loại đô thị Thừa Thiên Huế là thành phố loại I trực thuộc trung ương.
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính áp dụng trong đồ án, trong đó khu vực đô thị hiện hữu cho phép áp dụng theo các chỉ tiêu tương đương với chỉ tiêu sử dụng đất năm 2021; khu vực phát triển mới cho phép áp dụng các chỉ tiêu đất dân dụng, đất đơn vị ở tối đa theo Bảng 2.1 và 2.2 của QCVN 01:2021 để đảm bảo tính đặc thù của đô thị di sản, văn hóa, cảnh quan Thừa Thiên Huế.
e) Định hướng phát triển không gian
- Xác định các mối liên kết tương hỗ về không gian giữa đô thị Thừa Thiên Huế với các đô thị lớn trong vùng, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất phạm vi khu vực được xác định là đô thị trung tâm, hướng phát triển mở rộng đô thị Huế hiện tại, các khu vực đô thị hóa liền kề tại Hương Thủy, Hương Trà, các khu vực đô thị vệ tinh về phía Bắc tại Phong Điền, Quảng Điền, về phía Nam tại Phú Lộc (bao gồm cả khu vực Chân Mây - Lăng Cô), về phía Tây tại Nam Đông, A Lưới để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận.
- Xác định quy mô các đô thị trong mô hình cấu trúc đô thị, các khu chức năng, các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển. Định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển đô thị, xác định tính chất và nguyên tắc kiểm soát phát triển.
- Đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển cho khu vực dân cư hiện hữu (dân số, chiều cao tầng xây dựng, mật độ...). Xác định các khu vực cần bảo tồn xen lẫn trong khu vực đô thị; nhận diện và đề xuất giải pháp cho các không gian mang tính đặc trưng riêng của Huế như di sản Kinh thành, không gian sông Hương; các di sản văn hóa, lịch sử; di sản đô thị (các khu vực phố cổ, thương cảng, thành cổ)...
- Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo; khu cần bảo tồn, tôn tạo (khoanh vùng, xác định lại ranh giới khu phố cổ, khu phố cũ v.v... và các khu chức năng đặc biệt để đề xuất các vấn đề về bảo tồn, bảo vệ, cho phép phát triển, giữ nguyên v.v...).
- Đề xuất ý tưởng, các mục tiêu, định hướng phát triển và mở rộng đô thị. Vị trí, vai trò các khu vực đô thị phát triển mới trong mối liên hệ tổng thể. Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng; ngưỡng phát triển về mật độ xây dựng và tầng cao, quy định các loại hình kiến trúc cho từng khu vực.
- Xác định hệ thống trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ (phát triển hệ thống thương mại dịch vụ đô thị, bao gồm các trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm...), trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên đô thị; trung tâm chuyên ngành cấp đô thị.
- Xác định các vùng, các không gian có đặc trưng riêng của Thừa Thiên Huế cần có nghiên cứu, kiểm soát phát triển riêng so với không gian chung như không gian ven biển; không gian đồi núi gắn với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; khu vực đồi núi các huyện A Lưới, Nam Đông. Xác định các không gian chống chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan hàng năm như vùng ngập lũ theo lưu vực sông Hương, sông Bồ; các khu vực có địa chất yếu dễ hình thành điểm sạt lở mùa mưa bão để kiểm soát hoạt động xây dựng.
- Nghiên cứu về ranh giới, định hướng phát triển khu vực nông thôn, trong đó làm rõ mối liên hệ giữa không gian khu vực nông thôn với đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh.
- Thiết kế đô thị: Đề xuất khung thiết kế đô thị tổng thể và khung thiết kế đô thị cho đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh gắn với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa, cảnh quan đô thị Thừa Thiên Huế, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất. Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu vực cửa ngõ, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh - mặt nước, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian, tầng cao trung bình - điển hình - tối đa cho các khu vực. Định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực.
- Rà soát và điều chỉnh các khu vực có khống chế về tầng cao và mật độ chưa phù hợp với các tiêu chí bảo tồn kết hợp phát triển được xác định qua khung thiết kế đô thị. Xác định các khu vực kiểm soát linh hoạt theo điều kiện riêng của vị trí địa điểm, tính chất chức năng sử dụng đất, mối liên hệ với hệ thống cảnh quan và không gian di tích lân cận.
g) Quy hoạch sử dụng đất
- Xác định vị trí, chỉ tiêu, quy mô, quỹ đất phát triển cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh và các khu chức năng phù hợp với mô hình đô thị.
- Xác định các khu vực cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu (phố cũ, dân cư hiện hữu, làng xóm, làng chài, làng nghề...), bảo tồn, hạn chế phát triển; các khu vực xây dựng hệ thống công trình phúc lợi xã hội như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa lịch sử, hành chính; các khu vực phát triển hệ thống dịch vụ thương mại đô thị và hạ tầng du lịch; các khu vực không gian mở như quảng trường, cây xanh, công viên, mặt nước; các khu vực bảo tồn giá trị thiên nhiên như hành lang thoát lũ, rừng ngập mặn; các khu vực dành cho phát triển công nghiệp, công nghệ cao, tiểu thủ công nghiệp.
- Bố trí và phân bổ đất đai cho không gian khu vực kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp công nghệ cao; xác định các khu vực an ninh quốc phòng; đất phát triển hệ thống giao thông, các khu vực phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị khác; các khu vực dự trữ phát triển; các khu chức năng đặc thù của đô thị.
- Tính toán phân bổ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế; xác định các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn dài hạn đến năm 2045 và định hướng đến năm 2065, trong đó nghiên cứu đối với việc bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu.
h) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phân bố và phát triển hạ tầng xã hội, dự báo các nhu cầu sử dụng, đề xuất giải pháp xây mới và cải tạo cho các khu chức năng (cấp quốc gia, cấp vùng, cấp đô thị), bao gồm:
- Nghiên cứu bố trí các khu trung tâm hành chính cho đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, giải pháp hình thành khu hành chính tập trung nếu cần thiết.
- Nghiên cứu mạng lưới bệnh viện và trung tâm giáo dục và đào tạo cấp quốc gia, cấp vùng và các trung tâm y tế giáo dục cấp đô thị. Hình thành khu chức năng y tế và giáo dục phục vụ cho liên kết vùng Đông Nam Á.
- Nghiên cứu và xác lập vị trí, quy mô mạng lưới công trình văn hóa, thể dục thể thao; xác định vị trí, phạm vi quy mô hệ thống khu, cụm, điểm du lịch theo phân vùng về du lịch văn hóa di tích, du lịch sinh thái biển Lăng Cô, Cảnh Dương, Phong Điền, du lịch sinh thái núi...
- Nghiên cứu, rà soát quy mô khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu kinh tế cửa khẩu A Đớt; định hướng phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung; phân bổ các cụm công nghiệp, khu vực làng nghề trong mối tương quan với các đô thị kế cận.
- Nghiên cứu mạng lưới trung tâm dịch vụ - thương mại gắn với hệ thống đầu mối giao thông và phân bổ dân cư của đô thị trung tâm Huế, các đô thị vệ tinh.
- Xác định nhu cầu, phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; bố trí không gian cho tái định cư, di dời dân cư khỏi các di tích trong khu vực Kinh thành cũng như di tích khác được xếp hạng.
i) Định hướng xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật
- Định hướng phát triển giao thông: Dự báo nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa. Xây dựng chiến lược vận tải đô thị để kiểm soát giao thông, gồm cả khu vực trung tâm thành phố Huế hiện hữu; tổ chức mạng lưới giao thông bao gồm giao thông đối ngoại, giao thông đô thị và giao thông đường thủy, hệ thống giao thông tĩnh trong phát triển đô thị. Xem xét, đề xuất cấp hạng và quy mô các công trình đầu mối giao thông mang tính động lực như sân bay Phú Bài, cảng Chân Mây, các ga đường sắt cao tốc. Phân loại phân cấp các tuyến giao thông đô thị và đề xuất các giải pháp thiết kế cho mạng lưới giao thông nội bộ. Đề xuất mạng lưới và các công trình hỗ trợ phát triển giao thông công cộng hoạt động trong đô thị cũng như kết nối với các đô thị khác, các vùng lân cận. Xác định vị trí quy mô, số lượng các công trình đầu mối giao thông.
- Cao độ nền và thoát nước mặt: Đề xuất các giải pháp cao độ nền và thoát nước mặt hợp lý cho các đô thị và các khu vực xây dựng khác; đảm bảo an toàn về lũ, úng; phòng tránh các hiểm họa thiên tai... nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Khoanh vùng các khu vực cấm hoặc hạn chế xây dựng do cấu tạo về địa chất, địa hình, do nguy cơ lũ quét, các khu vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển rừng.
- Cấp nước: Phân tích đánh giá tài nguyên nước ngầm, nước mặt, sông hồ hiện có tại khu vực để đề xuất các giải pháp lựa chọn nguồn nước và bảo vệ nguồn nước. Xác định tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước trong sản xuất, trong sinh hoạt, dự kiến nguồn cấp, công trình đầu mối, mạng lưới đường ống cấp nước, cấp nước chữa cháy và các thông số kỹ thuật.
- Cấp điện, năng lượng: Xác định tiêu chuẩn, nhu cầu sử dụng điện; lựa chọn cân đối nguồn điện; đề xuất giải pháp thiết kế mạng lưới cấp điện, dự kiến các công trình đầu mối cho từng giai đoạn quy hoạch. Đề xuất khai thác sử dụng các nguồn năng lượng khác (nếu có).
- Thông tin liên lạc: Định hướng quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động, dự kiến các công trình đầu mối theo từng giai đoạn quy hoạch và mạng lưới truyền dẫn quang đồng bộ theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng, mở rộng hệ thống viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị theo mô hình đô thị thông minh.
- Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: Xác định nhu cầu, giải pháp xử lý nước thải cho từng khu vực trong đô thị, các yêu cầu về chất lượng nước đối với các loại nước thải sau khi xử lý. Tính toán nhu cầu, định hướng giải pháp thu gom và quản lý chất thải rắn. Đề xuất quy mô diện tích, công suất công trình đầu mối bao gồm nghĩa trang, công trình xử lý nước thải, chất thải rắn.
k) Đánh giá môi trường chiến lược:
Quy hoạch chung cần phải thực hiện đồng bộ với Đánh giá môi trường chiến lược nhằm kiểm chứng những quyết định về bố trí các khu vực chức năng, các trung tâm công nghiệp sản xuất, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường khi mở rộng các khu đô thị mới, đảm bảo giữ gìn và chuyển hóa hợp lí khu vực nông nghiệp xung quanh khu vực đô thị hóa hiện nay.
Đánh giá môi trường chiến lược cần tích hợp với kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu hiện hành, đưa ra các giải pháp môi trường, các khuyến cáo sử dụng đất, cấu trúc đô thị, cơ chế chính sách, nguồn lực, nhằm giảm thiểu các thiệt hại trong trường hợp thiên tai hoặc biến đổi môi trường lớn xảy ra. Ví dụ: những khuyến cáo về khu vực sạt lở ven sông biển, cần sớm di dời dân cư; các khu vực hạn chế phát triển do nguy cơ thiên tai hoặc do ngăn cản dòng chảy tự nhiên, các nguồn ô nhiễm môi trường đô thị.
l) Các chương trình dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện
- Phân kỳ các giai đoạn đầu tư. Xác định các chương trình dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn trước mắt. Xác định các chương trình, các khu vực trọng tâm đầu tư, cụ thể hóa các mục tiêu, các công trình trọng điểm cần đầu tư.
- Đề xuất các cơ chế chính sách nhằm thực hiện quy hoạch. Xác định nguồn lực thực hiện quy hoạch.
m) Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch: Đề xuất quy định quản lý quy hoạch phù hợp đồ án quy hoạch và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan về quy hoạch cũng như quản lý đô thị hiện hành, đảm bảo theo nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các yêu cầu chính về nội dung hồ sơ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 theo các nội dung: Phân tích đánh giá lợi thế vị trí và quan hệ vùng; Đánh giá hiện trạngl Đánh giá công tác triển khai thực hiện và quản lý quy hoạch và xác định vấn đề trọng tâm cần giải quyết ở giai đoạn quy hoạch; Xác định tầm nhìn, mục tiêu, tính chất và động lực phát triển đô thị; Dự báo phát triển đô thị; Định hướng phát triển không gian; Quy hoạch sử dụng đất; Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội; Định hướng xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật; Đánh giá môi trường chiến lược; Các chương trình dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện; Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch: Đề xuất quy định quản lý quy hoạch phù hợp đồ án quy hoạch và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan về quy hoạch cũng như quản lý đô thị hiện hành, đảm bảo theo nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trân trọng!

Đô thị
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đô thị
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Đô thị Việt Nam là ngày nào? Tiêu chí phân loại đô thị gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đô thị là gì? Mục tiêu đến năm 2025 có mấy đô thị loại 2 ở Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Đô thị mới là gì? Nội dung của đồ án quy hoạch chung đô thị mới bao gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hồ sơ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065?
Hỏi đáp pháp luật
Sơ bộ dự báo phát triển đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065?
Hỏi đáp pháp luật
Quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Bộ Xây dựng có trách nhiệm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về yêu cầu về tổ chức chiếu sáng đô thị như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nguyên tắc quản lý và chính sách phát triển chiếu sáng đô thị như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đô thị
Phan Hồng Công Minh
1,002 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào