Quy định về trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước?
- Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
- Vụ Hợp tác quốc tế tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước như thế nào?
- Trung tâm Tin học và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ gì trong bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước?
- Trách nhiệm của các đơn vị trong tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước như sau:
+ Chủ trì tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng sau:
++) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch kiểm toán viên nhà nước;
++) Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng;
++) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao;
++) Hội thảo, tọa đàm chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước;
++) Các lớp bồi dưỡng do chuyên gia nước ngoài giảng dạy tại Kiểm toán nhà nước;
++) Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho đội ngũ giảng viên của Kiểm toán nhà nước và báo cáo viên của đơn vị;
++) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin của Kiểm toán nhà nước (trừ các lớp hướng dẫn phần mềm chuyển giao công nghệ thuộc các dự án công nghệ thông tin).
++) Bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước các ngạch và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (khi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại Kiểm toán nhà nước);
++) Các lớp bồi dưỡng khác được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
+ Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong việc tổ chức, quản lý các lớp bồi dưỡng cho người nước ngoài tại Kiểm toán nhà nước hoặc các lớp (tọa đàm, hội thảo, hội nghị…) do các tổ chức quốc tế tổ chức và giao Kiểm toán nhà nước đăng cai thực hiện.
Quy định về trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Vụ Hợp tác quốc tế tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định Vụ Hợp tác quốc tế tổ chức dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước như sau:
+) Chủ trì tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng cho người nước ngoài tại Việt Nam; các lớp (tọa đàm, hội thảo, hội nghị…) do các tổ chức quốc tế tổ chức và giao cho Kiểm toán nhà nước Việt Nam đăng cai thực hiện, các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong khuôn khổ các chương trình, dự án nước ngoài.
+) Phối hợp với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trong việc tổ chức các lớp bồi dưỡng do chuyên gia nước ngoài giảng dạy tại Kiểm toán nhà nước.
Trung tâm Tin học và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ gì trong bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước?
Tại khoản 3, khoản 4 Điều 17 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định như sau:
- Trung tâm Tin học
+) Chủ trì tổ chức các lớp hướng dẫn phần mềm chuyển giao công nghệ thuộc các dự án công nghệ thông tin;
+) Phối hợp với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổ chức các lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin của Kiểm toán nhà nước.
- Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước
Chủ trì tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng sau:
+) Chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành;
+) Hội thảo, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm cho công chức, viên chức của đơn vị.
Trách nhiệm của các đơn vị trong tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Theo 6 Điều 17 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định trách nhiệm của các đơn vị trong tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước như sau:
+) Đơn vị chủ trì:
Chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng; chương trình tổ chức lớp; mời giảng viên; bố trí cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ lớp học; tổ chức quản lý, theo dõi, đánh giá chất lượng, cấp chứng chỉ (nếu có); lập báo cáo khóa đào tạo, bồi dưỡng trình Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ); quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện bồi dưỡng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
+) Đơn vị phối hợp: Phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ được Tổng Kiểm toán nhà nước giao và theo đề nghị của đơn vị chủ trì tổ chức bồi dưỡng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?