Trong bảo lãnh ngân hàng, chủ đầu tư nhà ở hình thành trong tương lai có quyền và nghĩa vụ gì?
Chủ đầu tư nhà ở hình thành trong tương lai có quyền và nghĩa vụ gì trong bảo lãnh ngân hàng?
Căn cứ Khoản 10 Điều 13 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định chủ đầu tư nhà ở hình thành trong tương lai có quyền và nghĩa vụ trong bảo lãnh ngân hàng như sau:
10. Chủ đầu tư có quyền và nghĩa vụ sau:
a) Chủ đầu tư có quyền:
Đề nghị ngân hàng thương mại phát hành thư bảo lãnh cho tất cả bên mua thuộc dự án nhà ở hình thành trong tương lai được ngân hàng bảo lãnh trong thời hạn hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực.
b) Chủ đầu tư có nghĩa vụ:
(i) Gửi thư bảo lãnh do ngân hàng thương mại phát hành cho bên mua sau khi nhận được từ ngân hàng thương mại (theo thỏa thuận);
(ii) Trường hợp ngân hàng thương mại và chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trước thời hạn, chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo, chủ đầu tư phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của chủ đầu tư (nếu có) và thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh thuộc địa bàn nơi có dự án nhà ở của chủ đầu tư;
(iii) Thông báo chính xác cho ngân hàng thương mại số tiền đã nhận ứng trước của tùng bên mua kể từ thời điểm thư bảo lãnh có hiệu lực.
Theo đó, chủ đầu tư nhà ở hình thành trong tương lai có đề nghị ngân hàng thương mại phát hành thư bảo lãnh cho tất cả bên mua thuộc dự án nhà ở hình thành trong tương lai được ngân hàng bảo lãnh trong thời hạn hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực. trong bảo lãnh ngân hàng
Trong bảo lãnh ngân hàng, chủ đầu tư nhà ở hình thành trong tương lai có quyền và nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)
Bên mua nhà ở hình thành trong tương lai có quyền gì trong bảo lãnh ngân hàng?
Theo khoản 11, khoản 12 Điều 13 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định bên mua nhà ở hình thành trong tương lai có quyền trong bảo lãnh ngân hàng như sau:
11. Bên mua có quyền:
a) Được nhận thư bảo lãnh do ngân hàng thương mại phát hành từ ngân hàng thương mại hoặc chủ đầu tư gửi đến trong thời hạn hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực và trước thời hạn giao, nhận nhà dự kiến quy định tại hợp đồng mua, thuê mua nhà ở;
b) Yêu cầu ngân hàng thương mại thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư trên cơ sở xuất trình thư bảo lãnh kèm theo hồ sơ phù hợp với thư bảo lãnh (nếu có).
12. Ngoài các quy định tại Điều này, các nội dung khác về việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định tương ứng tại Thông tư này.
Trong bảo lãnh ngân hàng bên mua nhà ở hình thành trong tương lai có các quyền sau:
- Được nhận thư bảo lãnh do ngân hàng thương mại phát hành từ ngân hàng thương mại hoặc chủ đầu tư gửi đến trong thời hạn hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực và trước thời hạn giao, nhận nhà dự kiến quy định tại hợp đồng mua, thuê mua nhà ở;
- Yêu cầu ngân hàng thương mại thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư trên cơ sở xuất trình thư bảo lãnh kèm theo hồ sơ phù hợp với thư bảo lãnh (nếu có).
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng gồm những gì?
Tại Điều 14 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định hồ sơ đề nghị bảo lãnh như sau:
1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:
a) Đề nghị bảo lãnh;
b) Tài liệu về khách hàng;
c) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
d) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
đ) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
2. Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, từng phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh (bằng phương thức truyền thống hoặc phương tiện điện tử), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới tổ chức túi dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thẩm định, xem xét cấp bảo lãnh.
Theo đó, hồ sơ đề nghị bảo lãnh gồm:
+) Đề nghị bảo lãnh;
+) Tài liệu về khách hàng;
+) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
+) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
+) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
Thỏa thuận cấp bảo lãnh được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định thỏa thuận cấp bảo lãnh như sau:
- Để cấp bảo lãnh cho khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng lập thỏa thuận cấp bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải lập thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng.
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có các nội dung sau:
+) Pháp luật áp dụng. Trường hợp không quy định cụ thể pháp luật áp dụng thì được hiểu các bên thỏa thuận áp dụng theo pháp luật Việt Nam;
+) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
+) Nghĩa vụ được bảo lãnh;
+) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
+) Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
+) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+) Phí bảo lãnh;
+) Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+) Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh;
+) Giải quyết tranh chấp phát sinh;
+) Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
- Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Thông tư 11/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/04/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?