-
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Chế độ thai sản
-
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
-
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
-
Mức hưởng chế độ thai sản
-
Thủ tục hưởng chế độ thai sản
-
Thời gian hưởng chế độ thai sản
-
Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản
-
Đối tượng hưởng chế độ thai sản
-
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
-
Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
-
Bảo hiểm xã hội một lần
-
Bệnh nghề nghiệp
-
Chế độ ốm đau
-
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Tai nạn lao động
-
Chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Chế độ tử tuất bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thời gian cho nghỉ thai sản như thế nào khi người lao động mang thai đôi nhưng trong quá trình mang thai có một thai nhi bị chết lưu?
Người lao động mang thai đôi nhưng trong quá trình mang thai có một thai nhi bị chết lưu thì thời gian nghỉ thai sản như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản, theo đó:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, như sau:
3. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu thì thời gian hưởng, trợ cấp thai sản khi sinh con và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.
Trường hợp tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội đối với từng thai chết lưu, không tính trùng thời gian hưởng.
Trường hợp tất cả các thai đều bị chết sau khi sinh thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội, áp dụng đối với con chết sau cùng.
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, theo đó:
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con, theo đó:
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Theo đó, vợ bạn đang mang thai đôi nhưng trong quá trình mang thai có một thai nhi bị chết lưu thì thời gian nghỉ thai sản sẽ là 50 ngày. Khi sinh con ra bình thường thì vợ bạn được nghỉ thai sản trước và sau sinh là 06 tháng.
Tổng thời gian mà vợ bạn được nghỉ thai sản sẽ là 7 tháng 20 ngà
Người lao động mang thai đôi nhưng trong quá trình mang thai có một thai nhi bị chết lưu thì thời gian nghỉ thai sản như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng thì mức hưởng chế độ thai sản của người lao động có được điều chỉnh theo không?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng chế độ thai sản, theo đó:
3. Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
Với quy định này thì mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
3Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được quy định như thế nào?
Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, cụ thể như sau:
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, vợ bạn sau khi sinh sẽ được dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản theo quy định nêu trên.
Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài
- Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được hình thành từ những nguồn nào? Điều kiện mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập?
- Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty hợp danh thuộc về ai? Công ty hợp danh hành nghề quản lý, thanh lý tài sản khi đáp ứng điều kiện gì?
- Hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp có những thành phần gì?
- Thời hạn định giá tài sản khi thi hành quyết định tuyên bố phá sản là bao lâu? Quản tài viên không tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để đầu tư nuôi tôm có được Nhà nước cho thuê đất thu tiền sử dụng đất một lần không?