Các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bao gồm?

Rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài có những trường hợp nào? Trường hợp nào thực hiện trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài? Ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm liên quan đến giao dịch bảo đảm khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả như thế nào? Nhờ tư vấn giúp tôi.

Rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài có những trường hợp nào?

Tại khoản 1 Điều 34 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:

a) Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay;
b) Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính;
c) Rút vốn thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài;
d) Rút vốn các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán bù trừ với các nghĩa vụ phải trả trực tiếp cho bên cho vay bao gồm: nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài, nghĩa vụ hoàn trả khoản nhận nợ theo quy định tại Thông tư này trực tiếp với bên cho vay;
đ) Rút vốn trong trường hợp số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư được chuyển thành vốn vay nước ngoài theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Theo đó, trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài có thể nói đến là rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay;

Rút vốn trong trường hợp số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư được chuyển thành vốn vay nước ngoài theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam....

rút vốn

Rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài có những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào thực hiện trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài?

Tại khoản 2 Điều 34 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:

a) Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên cho vay;
b) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận chuyển đổi dư nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp trong bên đi vay;
c) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay;
d) Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các khoản phải thu trực tiếp với bên cho vay;
đ) Trả nợ thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài).

Theo đó, các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bao gồm:

- Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên cho vay;

- Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận chuyển đổi dư nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp trong bên đi vay;

- Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay;

- Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các khoản phải thu trực tiếp với bên cho vay;

- Trả nợ thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài).

Ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm liên quan đến giao dịch bảo đảm khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả như thế nào?

Tại Điều 37 Thông tư 12/2022/TT-NHNN ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm liên quan đến giao dịch bảo đảm khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả như sau:

1. Việc chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm (bao gồm chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài sản) phải thực hiện qua 01 ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Thông tư này.
2. Trường hợp ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm đồng thời là ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của khoản vay nước ngoài thì Ngân hàng này chịu trách nhiệm kiểm tra, lưu giữ các chứng từ có liên quan theo quy định của pháp luật khi chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
3. Trường hợp ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của khoản vay nước ngoài, khi chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, ngân hàng có trách nhiệm như sau:
a) Kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện chuyển tiền trên cơ sở các chứng từ nêu tại khoản 4 Điều này;
b) Trong thời gian 07 ngày làm việc tính từ ngày chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, thông báo và gửi cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản chứng từ chứng minh số tiền nợ (gốc, lãi, phí) đã trả cho bên cho vay thông qua thực hiện nghĩa vụ bảo đảm để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản theo dõi, xác định dư nợ gốc, lãi, phí của khoản vay và làm cơ sở cho việc thực hiện chuyển tiền hoàn trả khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
4. Các chứng từ để ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm cho phép thực hiện giao dịch chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm cho khoản vay nước ngoài bao gồm:
a) Thỏa thuận vay nước ngoài;
b) Các thỏa thuận về việc bảo lãnh, bảo đảm bằng tài sản liên quan đến khoản vay nước ngoài;
c) Văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo đảm từ bên cho vay (hoặc tổ chức đại diện cho bên cho vay hoặc tổ chức đại diện bên cho vay xử lý tài sản bảo đảm) theo thỏa thuận của các bên về việc bảo lãnh, xử lý tài sản bảo đảm, trong đó nêu cụ thể nghĩa vụ thanh toán mà bên đi vay không thực hiện được theo thỏa thuận vay;
d) Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ khoản vay đến thời điểm đề nghị chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm;
đ) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước trong đó có thông tin ghi nhận về biện pháp bảo đảm đối với khoản vay nước ngoài (áp dụng đối với trường hợp khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước);
e) Các chứng từ, tài liệu khác (nếu có) theo quy định của ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm.
5. Bên đi vay có trách nhiệm thông báo cho bên bảo đảm về ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm và khai báo đầy đủ thông tin về các ngân hàng này khi đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (trong trường hợp khoản vay thuộc đối tượng đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này).

Việc phục vụ giao dịch bảo đảm liên quan đến giao dịch bảo đảm khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả của ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Thông tư 12/2022/TT-NHNN.

Trân trọng!

Tài sản góp vốn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài sản góp vốn
Hỏi đáp Pháp luật
Dùng nhà ở thương mại làm tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên bản giao nhận tài sản góp vốn mẫu mới, thông dụng nhất hiện nay?
Hỏi đáp pháp luật
Trong vòng bao nhiêu ngày phải góp vốn đủ cho công ty?
Hỏi đáp pháp luật
Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn
Hỏi đáp pháp luật
Tài sản thực đã góp thì mới được xem là vốn điều lệ?
Hỏi đáp pháp luật
Có được phép góp vốn điều lệ bằng tiền mặt hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Được phép góp vốn điều lệ bằng đồng polime hay không?
Hỏi đáp pháp luật
NĐT nước ngoài có được góp vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp có được phép góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng tiền mặt không?
Hỏi đáp pháp luật
Cá nhân có được phép góp vốn vào doanh nghiệp bằng tiền mặt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài sản góp vốn
2,136 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tài sản góp vốn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản góp vốn

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp các văn bản nổi bật về Ngoại hối
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào