Quy định về các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài như thế nào?
- Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài được quy định như thế nào?
- Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quản lý ngoại hối liên quan đến giao dịch bảo đảm khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả như thế nào?
- Thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo hình thức bảo đảm bằng tài sản liên quan đến giao dịch bảo đảm khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả như thế nào?
Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài được quy định như thế nào?
Tại Điều 34 Thông tư 12/2022/TT-NHNN các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài được quy định như sau:
1. Các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:
a) Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay;
b) Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính;
c) Rút vốn thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài;
d) Rút vốn các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán bù trừ với các nghĩa vụ phải trả trực tiếp cho bên cho vay bao gồm: nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài, nghĩa vụ hoàn trả khoản nhận nợ theo quy định tại Thông tư này trực tiếp với bên cho vay;
đ) Rút vốn trong trường hợp số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư được chuyển thành vốn vay nước ngoài theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
2. Các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:
a) Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên cho vay;
b) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận chuyển đổi dư nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp trong bên đi vay;
c) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay;
d) Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các khoản phải thu trực tiếp với bên cho vay;
đ) Trả nợ thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài).
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn hoặc trả nợ theo các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bên đi vay có trách nhiệm thông báo và gửi chứng từ chứng minh việc đã thực hiện rút vốn, trả nợ theo các hình thức không sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản biết và tiếp tục theo dõi khoản vay nước ngoài của bên đi vay.
Vậy, việc rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài được thực hiện khi rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay.
Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các khoản phải thu trực tiếp với bên cho vay...
Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quản lý ngoại hối liên quan đến giao dịch bảo đảm khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả như thế nào?
Tại Điều 35 Thông tư 12/2022/TT-NHNN thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quản lý ngoại hối liên quan đến giao dịch bảo đảm khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả như sau:
1. Đối với khoản vay nước ngoài có bảo lãnh, bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên cho vay nước ngoài (bên nhận bảo lãnh) khi được yêu cầu theo cam kết tại thỏa thuận vay, văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) đã ký kết giữa các bên liên quan, đảm bảo không trái quy định hiện hành của pháp luật.
2. Bên bảo lãnh là người cư trú chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thông qua 01 ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này).
3. Trường hợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, việc chuyển tiền bảo lãnh không bắt buộc phải thực hiện qua ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thông báo cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về số tiền bảo lãnh đã thực hiện.
Theo đó, đối với khoản vay nước ngoài có bảo lãnh, bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên cho vay nước ngoài (bên nhận bảo lãnh) khi được yêu cầu theo cam kết tại thỏa thuận vay, văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) đã ký kết giữa các bên liên quan, đảm bảo không trái quy định hiện hành của pháp luật.
Thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo hình thức bảo đảm bằng tài sản liên quan đến giao dịch bảo đảm khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả như thế nào?
Tại Điều 36 Thông tư 12/2022/TT-NHNN thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo hình thức bảo đảm bằng tài sản liên quan đến giao dịch bảo đảm khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả như sau:
1. Khi phát sinh nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản cho khoản vay nước ngoài, bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo các cam kết tại thỏa thuận vay và các thỏa thuận bảo đảm không trái với quy định pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc chuyển số tiền thu được sau khi xử lý tài sản bảo đảm trên lãnh thổ Việt Nam cho bên cho vay hoặc đại diện bên cho vay để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài sản (sau đây gọi là “chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài sản”) phải thực hiện qua 01 ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
3. Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ, bên đi vay có trách nhiệm thông báo cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản thông tin về nghĩa vụ nợ đã được thanh toán bằng việc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ.
Vậy, khi phát sinh nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản cho khoản vay nước ngoài, bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo các cam kết tại thỏa thuận vay và các thỏa thuận bảo đảm không trái với quy định pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?