Khi nào bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ trong tổ chức công đoàn?
- Kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?
- Kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?
- Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và cách chức khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?
Kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?
Tại khoản 3 Điều 19 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ trong tổ chức công đoàn như sau:
3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Môi giới, nhận hối lộ trong tuyển dụng, cử tuyển, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác hoặc nâng ngạch, khen thưởng, phong học hàm, xét phong tặng danh hiệu vinh dự trái quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức.
b) Chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy tuổi, chạy luân chuyển, chạy tội; mua chuộc người khác để bản thân hoặc người khác được đề bạt, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác.
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để can thiệp mang tính áp đặt vào việc tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp, điều động cán bộ.
d) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.
đ) Nghiện ma túy (có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền).
e) Bị phạt tù mà không được hưởng án treo.
Kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ trong tổ chức công đoàn trong trường hợp:
+ Môi giới, nhận hối lộ trong tuyển dụng, cử tuyển, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác hoặc nâng ngạch, khen thưởng, phong học hàm, xét phong tặng danh hiệu vinh dự trái quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức.
+ Chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy tuổi, chạy luân chuyển, chạy tội; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để can thiệp mang tính áp đặt vào việc tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp, điều động cán bộ. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nghiện ma túy (có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền). Bị phạt tù mà không được hưởng án treo.
Khi nào bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ trong tổ chức công đoàn? (Hình từ Internet)
Kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 20 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn như sau:
1. Cán bộ vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Làm trái quy định trong công tác kiểm tra, giám sát.
b) Trì hoãn, lẩn tránh hoặc không cung cấp văn bản, tài liệu, chứng cứ, số liệu theo yêu cầu của tổ chức kiểm tra, giám sát hoặc đối phó, cản trở với đoàn kiểm tra, giám sát dưới mọi hình thức.
c) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với kết luận hoặc kiến nghị của đoàn kiểm tra, giám sát hoặc của cấp có thẩm quyền.
d) Kiểm tra, giám sát vượt quá phạm vi, đối tượng, nội dung ghi trong quyết định mà không được cấp có thẩm quyền cho phép.
đ) Quyết định kiểm tra, giám sát vượt quá thẩm quyền.
e) Lờ đi, bỏ qua các vi phạm khuyết điểm của tập thể, cá nhân bị kiểm tra mà trong quá trình kiểm tra đã phát hiện.
g) Bị cơ quan, tổ chức khác chỉ ra các sai phạm khuyết điểm của đơn vị mà trước đó đã được đoàn kiểm tra của công đoàn kết luận không có vi phạm khuyết điểm.
Kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn trong trường hợp sau:
- Làm trái quy định trong công tác kiểm tra, giám sát. Trì hoãn, lẩn tránh hoặc không cung cấp văn bản, tài liệu, chứng cứ, số liệu theo yêu cầu của tổ chức kiểm tra, giám sát hoặc đối phó, cản trở với đoàn kiểm tra, giám sát dưới mọi hình thức. Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với kết luận hoặc kiến nghị của đoàn kiểm tra, giám sát hoặc của cấp có thẩm quyền.
- Kiểm tra, giám sát vượt quá phạm vi, đối tượng, nội dung ghi trong quyết định mà không được cho phép. Quyết định kiểm tra, giám sát vượt quá thẩm quyền. Lờ đi, bỏ qua các vi phạm khuyết điểm của tập thể, cá nhân bị kiểm tra mà trong quá trình kiểm tra đã phát hiện. Bị cơ quan, tổ chức khác chỉ ra các sai phạm khuyết điểm của đơn vị mà trước đó đã được đoàn kiểm tra của công đoàn kết luận không có vi phạm khuyết điểm.
Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và cách chức khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?
Tại khoản 2 Điều 20 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và cách chức khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn như sau:
2. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức:
a) Lợi dụng vị trí công tác can thiệp, áp đặt việc xây dựng kế hoạch, việc tiến hành kiểm tra, giám sát, việc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong kiểm tra để làm trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng kiểm tra.
c) Can thiệp trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tổ chức công đoàn vào hoạt động kiểm tra.
d) Chiếm giữ, tiêu hủy tài liệu, vật chứng, làm sai lệch hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra.
đ) Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu trái quy định về kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc về nội dung kết luận kiểm tra, giám sát khi chưa được người có thẩm quyền ký duyệt hay chưa được phép công bố.
e) Phát hiện hành vi vi phạm trong hoạt động kiểm tra đến mức phải xử lý mà không chỉ đạo, quyết định hoặc không kiến nghị xử lý.
g) Giấu giếm, sửa chữa chứng từ, sổ sách hoặc thay đổi chứng cứ nhằm đối phó với các cơ quan kiểm tra.
Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và cách chức khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn trong trường hợp:
- Lợi dụng vị trí công tác can thiệp, áp đặt việc xây dựng kế hoạch, việc tiến hành kiểm tra, giám sát, việc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong kiểm tra để làm trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng kiểm tra.
- Can thiệp trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tổ chức công đoàn vào hoạt động kiểm tra. Chiếm giữ, tiêu hủy tài liệu, vật chứng, làm sai lệch hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra. Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu trái quy định về kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Phát hiện hành vi vi phạm trong hoạt động kiểm tra đến mức phải xử lý mà không chỉ đạo, quyết định hoặc không kiến nghị xử lý. Giấu giếm, sửa chữa chứng từ, sổ sách hoặc thay đổi chứng cứ nhằm đối phó với các cơ quan kiểm tra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?