Quy định về hồ sơ xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn như thế nào?
Hồ sơ xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về hồ sơ xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn như sau:
Hồ sơ xử lý kỷ luật
Bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của tập thể, cá nhân vi phạm, biên bản cuộc họp kiểm điểm, biên bản kiểm phiếu kỷ luật, báo cáo, tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật và các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ được giao văn phòng Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp quyết định kỷ luật lưu giữ, nếu không có văn phòng Ủy ban kiểm tra thì công đoàn cùng cấp lưu giữ.
Hồ sơ xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn gồm bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của tập thể, cá nhân vi phạm, biên bản cuộc họp kiểm điểm, biên bản kiểm phiếu kỷ luật, báo cáo, tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật và các tài liệu khác có liên quan.
Quy định về hồ sơ xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc khiếu nại trong tổ chức công đoàn được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 16 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về khiếu nại trong tổ chức công đoàn như sau:
Khiếu nại
Tổ chức, tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra, cán bộ, đoàn viên bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định, nhưng khi chưa được tổ chức công đoàn có thẩm quyền giải quyết thì vẫn phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật đã công bố.
Khiếu nại thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của cấp nào thì cấp đó giải quyết lần đầu. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng thuộc thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch và Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn thì Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật; thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền, tổ chức công đoàn phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển khiếu nại biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với trường hợp phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý.
Tổ chức, tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra, cán bộ, đoàn viên bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật nhưng khi chưa được tổ chức công đoàn có thẩm quyền giải quyết thì vẫn phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật đã công bố.
Khiếu nại thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của cấp nào thì cấp đó giải quyết lần đầu. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng. Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn thì Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật; thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền, tổ chức công đoàn phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển khiếu nại biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; trường hợp phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý.
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và không thực hiện các chủ trương, nghị quyết của cấp trên trong tổ chức công đoàn được xử lý ra sao?
Tại Điều 17 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và không thực hiện các chủ trương, nghị quyết của cấp trên trong tổ chức công đoàn như sau:
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và không thực hiện các chủ trương, nghị quyết của cấp trên
1. Cán bộ vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Thiếu trách nhiệm trong việc chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Công đoàn.
b) Kích động, xúi giục, mua chuộc, lôi kéo, cưỡng ép người khác tham gia các hoạt động gây mất dân chủ, mất đoàn kết nội bộ.
c) Bị xúi giục, lôi kéo vào những việc làm trái nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn, của Đảng; vi phạm quy chế dân chủ, quy chế làm việc, các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
d) Không thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quy định, kế hoạch... của công đoàn cấp trên.
đ) Ký báo cáo hoặc cung cấp các số liệu không chính xác, trung thực.
2. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phủ quyết ý kiến của đa số thành viên khi thông qua nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận thuộc thẩm quyền của tập thể.
b) Tham gia hoặc xúi giục, cưỡng ép người khác tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ.
c) Lừa dối cấp trên, cố tình báo cáo sai, xuyên tạc sự thật; che giấu khuyết điểm, vi phạm của bản thân, của người khác hoặc của tổ chức; tạo thành tích giả; cơ hội, kèn cựa, độc đoán, chuyên quyền.
3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Có hành vi chống lại các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Công đoàn.
b) Lợi dụng quyền dân chủ để tổ chức, lôi bè, kéo cánh, lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ gây mất đoàn kết trong tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi mình sinh hoạt, công tác.
c) Đe dọa trả thù, trù dập người chất vấn, góp ý, phê bình, tố cáo mình dưới mọi hình thức.
d) Tổ chức hoặc thuê người khác trả thù người phê bình, tố cáo cơ quan, đơn vị, cá nhân mình hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vi phạm của cơ quan, đơn vị, cá nhân mình.
Cán bộ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và không thực hiện các chủ trương, nghị quyết của cấp trên trong tổ chức công đoàn được xử lý bằng các hình thức như khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức, khai trừ khỏi tổ chức.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?