Quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trong tổ chức công đoàn thế nào?

Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trong tổ chức công đoàn là gì? Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với đoàn viên hoặc cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, cán bộ tổ công đoàn vi phạm trong tổ chức công đoàn là gì? Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với tập thể công đoàn, cán bộ công đoàn các cấp vi phạm trong tổ chức công đoàn ra sao?

Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trong tổ chức công đoàn là gì?

Tại Điều 11 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong tổ chức công đoàn như sau:

Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
1. Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
Tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở.
2. Ban thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
a) Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không phải là ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
b) Tập thể ban thường vụ, tập thể ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở;
c) Ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.
d) Nguyên ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn; nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở không phải là ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp mình đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.

Tại Điều 12 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cơ sở trong tổ chức công đoàn như sau:

Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cơ sở
1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
Tập thể ban chấp hành, tập thể ban thường vụ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận.
2. Ban thường vụ công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
a) Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, đoàn viên công đoàn.
b) Nguyên ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở; nguyên cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trong tổ chức công đoàn thuộc Ban chấp hành công đoàn cơ sở và Ban thường vụ công đoàn cơ sở.

Quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trong tổ chức công đoàn thế nào?

Quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trong tổ chức công đoàn thế nào? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với đoàn viên hoặc cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, cán bộ tổ công đoàn vi phạm trong tổ chức công đoàn là gì?

Tại Điều 13 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với đoàn viên hoặc cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, cán bộ tổ công đoàn vi phạm trong tổ chức công đoàn như sau:

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với đoàn viên hoặc cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, cán bộ tổ công đoàn vi phạm
Bước 1: Hướng dẫn kiểm điểm
- Tổ công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên hướng dẫn viết kiểm điểm.
- Đối tượng vi phạm viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.
Bước 2: Tổ chức kiểm điểm và đề nghị xử lý kỷ luật
- Tổ công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên họp kiểm điểm, đối tượng vi phạm trình bày kiểm điểm, hội nghị góp ý kiến, kết luận, tiến hành bỏ phiếu đề nghị kỷ luật và báo cáo (kèm theo Tờ trình và hồ sơ) gửi ban thường vụ công đoàn cơ sở xem xét.
- Ủy ban kiểm tra giúp ban thường vụ CĐCS nghiên cứu, tham mưu, đề xuất (nơi không có Ủy ban kiểm tra thì đồng chí ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra tham mưu, đề xuất).
Bước 3: Tiến hành xử lý kỷ luật và lưu hồ sơ
- Ban thường vụ CĐCS họp thảo luận xem xét và tiến hành bỏ phiếu kỷ luật
- Người có thẩm quyền thay mặt công đoàn cơ sở ký ban hành quyết định kỷ luật.
- Lưu hồ sơ kỷ luật tại văn phòng CĐCS.
Bước 4: Thi hành kỷ luật
- Tổ chức họp công bố quyết định kỷ luật tại công đoàn nơi có đối tượng vi phạm.
- Đối tượng vi phạm nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định.
- Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố và được xóa kỷ luật sau 1 năm, tính từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với đoàn viên hoặc cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, cán bộ tổ công đoàn vi phạm trong tổ chức công đoàn thông qua 04 bước sau:

Bước 1: Hướng dẫn kiểm điểm

Bước 2: Tổ chức kiểm điểm và đề nghị xử lý kỷ luật

Bước 3: Tiến hành xử lý kỷ luật và lưu hồ sơ

Bước 4: Thi hành kỷ luật

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với tập thể công đoàn, cán bộ công đoàn các cấp vi phạm trong tổ chức công đoàn ra sao?

Tại Điều 14 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 được đính chính bởi khoản 2 Công văn 105/UBKT năm 2022 quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với tập thể công đoàn, cán bộ công đoàn các cấp vi phạm trong tổ chức công đoàn như sau:

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với tập thể công đoàn, cán bộ công đoàn các cấp vi phạm (trừ cán bộ quy định tại điều 13 nêu trên)
Bước 1: Hướng dẫn kiểm điểm
- Ban thường vụ hoặc ủy ban kiểm tra công đoàn nơi có đối tượng vi phạm hướng dẫn viết kiểm điểm.
- Đối tượng vi phạm viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.
Bước 2: Tổ chức kiểm điểm và đề nghị xử lý kỷ luật
- Tập thể ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn nơi đối tượng vi phạm họp kiểm điểm, bỏ phiếu đề nghị kỷ luật và báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét.
- Ủy ban kiểm tra giúp Ban thường vụ công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật nghiên cứu, tham mưu, đề xuất (nơi không có ủy ban kiểm tra thì đồng chí ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra tham mưu, đề xuất).
- Ban thường vụ công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật tiến hành xem xét, tổng hợp báo cáo (kèm theo Tờ trình và hồ sơ) đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.
Bước 3: Tiến hành xử lý kỷ luật và lưu hồ sơ
- Ủy ban kiểm tra giúp Ban thường vụ công đoàn cấp có thẩm quyền nghiên cứu, tham mưu, đề xuất.
- Công đoàn cấp có thẩm quyền họp thảo luận, xem xét và tiến hành bỏ phiếu kỷ luật.
- Người có thẩm quyền thay mặt công đoàn ký ban hành quyết định kỷ luật.
- Lưu hồ sơ kỷ luật tại Ủy ban kiểm tra công đoàn nơi xử lý kỷ luật
Bước 4: Thi hành kỷ luật
- Tổ chức họp công bố quyết định kỷ luật tại công đoàn nơi có đối tượng vi phạm.
- Đối tượng vi phạm nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định.
- Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố và được xóa kỷ luật sau 1 năm, tính từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với tập thể công đoàn, cán bộ công đoàn các cấp vi phạm trong tổ chức công đoàn gồm 04 bước như sau:

Bước 1: Hướng dẫn kiểm điểm

Bước 2: Tổ chức kiểm điểm và đề nghị xử lý kỷ luật

Bước 3: Tiến hành xử lý kỷ luật và lưu hồ sơ

Bước 4: Thi hành kỷ luật

Trân trọng!

Tổ chức công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản pháp luật nào về tổ chức Công đoàn được trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8 tháng 10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức công đoàn khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại đến sức khỏe, tính mạng thì phải làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải chỉ có công đoàn là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống tổ chức công đoàn bao gồm những đơn vị nào? Công đoàn có được đại diện người lao động khởi kiện tại Toà án không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong tổ chức công đoàn quy định về thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc kỷ luật trong tổ chức công đoàn quy định về những tình tiết tăng nặng nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trong tổ chức công đoàn thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khi nào bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức công đoàn
Nguyễn Hữu Vi
781 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổ chức công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào