Quy định như nào về đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế mua sắm theo Hiệp định CPTPP?

Đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế mua sắm theo Hiệp định CPTPP? Nguyên tắc chung về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP là gì? Trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của một Nước thành viên Hiệp định CPTPP?

Đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế mua sắm theo Hiệp định CPTPP?

Tại Điều 4 Nghị định 95/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 09/2022/NĐ-CP quy định đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế, theo đó:

Đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế
1. Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, cơ quan mua sắm phải tổ chức đấu thầu nội khối theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp người có thẩm quyền xét thấy cần tổ chức đấu thầu quốc tế để mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án, gói thầu.
2. Trường hợp tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp dịch vụ, cơ quan mua sắm thực hiện như sau:
a) Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm cho phép nhà thầu nội khối tham dự thầu;
b) Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các Nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu;
c) Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các Nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ai-len tham dự thầu;
d) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ thuộc mã CPC 75231 (các dịch vụ mạng dữ liệu), CPC 75232 (các dịch vụ thông tin và tin nhắn điện tử), CPC 84 (dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan) quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép nhà thầu thuộc các Nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu trong nước tham dự thầu.
3. Trường hợp tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp hàng hóa, cơ quan mua sắm thực hiện như sau:
a) Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm chỉ cho phép nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các Nước thành viên tham dự thầu;
b) Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các Nước thành viên Hiệp định CPTPP, các Nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ai-len tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các Nước thành viên Hiệp định CPTPP chào hàng hóa có xuất xứ từ các Nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu;
c) Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các Nước thành viên Hiệp định CPTPP, các Nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ai-len tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các Nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ai-len chào hàng hóa có xuất xứ từ các Nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ai-len tham dự thầu.

Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, cơ quan mua sắm phải tổ chức đấu thầu nội khối, trừ trường hợp người có thẩm quyền xét thấy cần tổ chức đấu thầu quốc tế để mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án, gói thầu.

Quy định như nào về đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế mua sắm theo Hiệp định CPTPP?Quy định như nào về đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế mua sắm theo Hiệp định CPTPP?Quy định như nào về đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế mua sắm theo Hiệp định CPTPP? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc chung về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP là gì?

Theo Điều 5 Nghị định 95/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 09/2022/NĐ-CP quy định nguyên tắc chung về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP, như sau:

Nguyên tắc chung
1. Đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử
Cơ quan mua sắm có nghĩa vụ:
a) Đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các Nước thành viên với hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu trong nước;
b) Đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các Nước thành viên;
c) Đối xử bình đẳng giữa các nhà thầu trong nước với nhau, không phụ thuộc vào việc nhà thầu có cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài hoặc phụ thuộc về mặt tổ chức với nước ngoài.
2. Quy tắc xuất xứ
Xuất xứ của hàng hóa trong gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này được xác định theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
3. Biện pháp ưu đãi trong nước
Đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, cơ quan mua sắm được áp dụng biện pháp ưu đãi trong nước theo lộ trình quy định tại các khoản 1, 1a, 1b, 2, 3 và 4 Điều 15 của Nghị định này. Sau khoảng thời gian quy định tại Điều 15 của Nghị định này, cơ quan mua sắm không được áp dụng biện pháp ưu đãi trong nước.

Nguyên tắc chung về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP là đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử; Quy tắc xuất xứ và biện pháp ưu đãi trong nước.

Trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của một Nước thành viên Hiệp định CPTPP?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 95/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 09/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của một Nước thành viên Hiệp định CPTPP, theo đó:

Trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của một Nước thành viên
1. Trường hợp nhận được đề nghị của một Nước thành viên yêu cầu xem xét tính công bằng, khách quan và việc tuân thủ quy định của một gói thầu đã được tổ chức lựa chọn nhà thầu, cơ quan mua sắm có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Nước thành viên này thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong đó bao gồm cả ưu thế vượt trội của hồ sơ dự thầu của nhà thầu đã trúng thầu.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp thông tin cho các Nước thành viên phù hợp với yêu cầu của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp thông tin cho các Nước thành viên phù hợp với yêu cầu của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nộp báo cáo bảo hiểm năm 2025 của doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ phó giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra các doanh nghiệp kê khai khống các khoản chi phí tiền lương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Nguyễn Minh Tài
5,620 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào