Cơ quan thi hành án dân sự phải bố trí phiên dịch trong trường hợp nào?
Trong trường hợp nào cơ quan thi hành án dân sự phải bố trí phiên dịch?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật thi hành án dân sự 2008 có quy định:
Tiếng nói và chữ viết dùng trong thi hành án dân sự là tiếng Việt.
Đương sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình nhưng phải có người phiên dịch. Đương sự là người dân tộc thiểu số mà không biết tiếng Việt thì cơ quan thi hành án dân sự phải bố trí phiên dịch.
Trong trường hợp đương sự là người dân tộc thiểu số mà không biết tiếng Việt thì cơ quan thi hành án dân sự phải bố trí phiên dịch.
Cơ quan thi hành án dân sự phải bố trí phiên dịch trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Có giấy triệu tập để thực hiện việc thi hành án mà không đến có sao không?
Theo khoản 1 Điều 162 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự gồm:
Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không có mặt để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng.
Và tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự như sau:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng
Hành vi của bạn có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1 triệu đồng vì đã nhận giấy triệu tập đến lần thứ hai nhưng không đến mà không có lý do chính đáng.
Những hành vi nào là hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự?
Theo Điều 162 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định những hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự như sau:
Hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
- Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không có mặt để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng.
- Cố tình không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay.
- Không thực hiện công việc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định.
- Có điều kiện thi hành án nhưng cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
- Tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản.
- Không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc cung cấp thông tin, giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng.
- Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Chống đối, cản trở hay xúi giục người khác chống đối, cản trở; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án; gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi vi phạm khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phá hủy niêm phong hoặc hủy hoại tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
Khi vắng mặt lần thứ hai không có lý do chính đáng khi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập để thực hiện việc thi hành án thì mới được xem là vi phạm hành chính. Như vậy, trong những trường hợp vắng mặt khác thì không được xem là vi phạm hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?