Có những nội dung cơ bản nào trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những nội dung cơ bản nào? Quyền hạn của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì?

Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những nội dung cơ bản nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng như sau:

Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, phê duyệt và bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Tên và nơi đặt trụ sở chính.
2. Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, đại diện pháp luật.
3. Nội dung và phạm vi hoạt động.
4. Thời hạn hoạt động.
5. Vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
6. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này.
7. Việc tuyển dụng lao động, quy hoạch và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo khác của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
8. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng.
9. Thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
10. Quan hệ giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng với các cơ quan quản lý nhà nước, các bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
11. Xử lý tranh chấp, cơ cấu lại, giải thể, phá sản đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
12. Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định này và pháp luật liên quan.

Theo đó, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, phê duyệt và bao gồm các nội dung cơ bản được nêu trên.

Có những nội dung cơ bản nào trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Có những nội dung cơ bản nào trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa? (Hình từ Internet)

Quyền hạn của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì?

Theo Điều 8 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ bảo lãnh tín dụng như sau:

1. Trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
a) Thực hiện cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đúng đối tượng và đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này;
b) Sử dụng vốn đúng mục đích để thực hiện bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Thực hiện chế độ kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Cung cấp số liệu, công bố công khai về quy chế hoạt động, cơ chế tài chính, kế hoạch tài chính, kết quả hoạt động của Quỹ và báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
e) Mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm rủi ro hoạt động bảo lãnh tín dụng và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng;
g) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Quyền hạn của Quỹ bảo lãnh tín dụng
a) Tổ chức và hoạt động phù hợp với mục tiêu và phạm vi hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định của Nghị định này;
b) Được lựa chọn các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quyết định cấp bảo lãnh tín dụng;
c) Được tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Được từ chối mọi yêu cầu của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào về việc cung cấp thông tin và các nguồn lực của Quỹ bảo lãnh tín dụng nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Như vậy, quyền hạn của Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm:

- Tổ chức và hoạt động phù hợp với mục tiêu và phạm vi hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định của Nghị định này;

- Được lựa chọn các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quyết định cấp bảo lãnh tín dụng;

- Được tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan;

- Được từ chối mọi yêu cầu của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào về việc cung cấp thông tin và các nguồn lực của Quỹ bảo lãnh tín dụng nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Thông tư 11/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/04/2023.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ phó giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra các doanh nghiệp kê khai khống các khoản chi phí tiền lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa phải cung cấp những thông tin nào cho người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, điều tra doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Phan Hồng Công Minh
675 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào