Quy định về quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như thế nào?

Quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định như thế nào? Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?

1. Quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định về quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích sau đây:

a) Phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;

b) Ngăn chặn các lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin; hoặc các tổ chức trong nước, nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin quân sự, quốc phòng, các hệ thống thông tin có cấp độ 3 trở lên mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đến quốc phòng.

3. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây mất an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, gây tổn hại tới sản xuất, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích công cộng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?

Theo Điều 20 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:

1. Chủ trì ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng.

2. Tổ chức xây dựng lực lượng nghiệp vụ có tính chiến đấu cao, điều phối và sử dụng các nguồn lực quốc phòng để ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

3. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

5. Chỉ đạo lực lượng thuộc quyền phối hợp với cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức huấn luyện, diễn tập nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

6. Tăng cường đầu tư, trang bị phương tiện đặc thù cho thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

7. Thường xuyên trao đổi thông tin với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Trân trọng!

Quản lý nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quản lý nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Công văn hướng dẫn tiêu chuẩn quản lý nhà nước đối với các trường hợp có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển hợp tác xã như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có chức vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về giá đã thôi giữ chức vụ có được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá không?
Hỏi đáp pháp luật
Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế có thời hạn gửi như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có quyền bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia? Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tư cách pháp nhân không?
Hỏi đáp pháp luật
Pháp luật quy định trong hoạt động thanh tra cần phải có những nguyên tắc nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quản lý nhà nước
552 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào