Có được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh người Kinh ở vùng núi đặc biệt khó khăn nhà cách trường 12km không?

Học sinh người Kinh ở vùng núi đặc biệt khó khăn nhà cách trường 12km có được hưởng chính sách hỗ trợ không? Mức hỗ trợ đối với học sinh người Kinh ở vùng đặc biệt khó khăn là bao nhiêu? Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn như thế nào? Chào anh chị Ban biên tập. Em là người Kinh đang sinh sống ở miền núi đặc biệt khó khăn, nhà em cách trưởng 12km. Ban biên tập cho em hỏi, học sinh người Kinh ở vùng núi đặc biệt khó khăn nhà cách trường 12km có được hưởng chính sách hỗ trợ không? Mức hỗ trợ đối với học sinh người Kinh ở vùng đặc biệt khó khăn là bao nhiêu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp em. Em cảm ơn.

1. Học sinh người Kinh ở vùng núi đặc biệt khó khăn nhà cách trường 12km có được hưởng chính sách hỗ trợ không?

Tại Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ như sau:

1. Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải bảo đảm một trong các Điều kiện sau:

a) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú;

b) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;

c) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

2. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các Điều kiện sau:

a) Đang học tại trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học;

b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.

3. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, ngoài các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.

Như vậy, nếu bạn là người Kinh sinh sống ở vùng núi đặc biệt khó khăn, nhà cách trưởng 12km và là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo thì bạn đủ điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn.

2. Mức hỗ trợ đối với học sinh người Kinh ở vùng đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?

Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ đối với học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn như sau:

1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

Theo đó, đối với học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn thì bạn được nhận chính sách hỗ trợ như trên theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh người Kinh ở vùng đặc biệt khó khăn như thế nào?

Tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ như sau:

3. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);

b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã);

c) Giấy tờ chứng minh là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng.

Trên đây là hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh người Kinh ở vùng đặc biệt khó khăn.

Trân trọng!

 

Hỗ trợ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỗ trợ
Hỏi đáp pháp luật
Được hỗ trợ bao nhiêu tiền nếu là sinh viên dân tộc thiểu số ít người học đại học?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh người Kinh ở vùng núi đặc biệt khó khăn nhà cách trường 12km không?
Hỏi đáp pháp luật
Phạm vi của đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù có nội dung như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế bào?
Hỏi đáp pháp luật
Hộ kinh doanh phải hoạt động bao nhiêu năm trước khi chuyển sang doanh nghiệp nhỏ và vừa mới được hỗ trợ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỗ trợ
Nguyễn Hữu Vi
616 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào