Nội dung chi trong công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng ra sao?
1. Nội dung chi trong công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào?
Tại Khoản 2 Điều 43 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về nội dung chi trong công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
2. Nội dung chi:
a) Chi phí kiểm kê tài sản;
b) Chi phí đo, vẽ nhà, đất;
c) Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản;
d) Chi phí vận chuyển, thu gom, bảo quản, phân loại; phá dỡ, hủy bỏ, tiêu hủy làm biến dạng, vô hiệu hóa tính năng quân sự của tài sản;
đ) Thù lao đấu giá trả cho tổ chức đấu giá trong trường hợp đấu giá thành; chi phí đấu giá tài sản trả cho tổ chức đấu giá trong trường hợp đấu giá không thành; chi phí đấu giá trong trường hợp việc tổ chức đấu giá do Hội đồng thực hiện;
e) Chi phí niêm yết, thông báo công khai, cho xem tài sản, lựa chọn người được quyền mua tài sản trong trường hợp bán tài sản theo hình thức niêm yết giá;
g) Chi phí hợp lý khác có liên quan đến xử lý tài sản công.
3. Mức chi:
a) Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
b) Đối với các nội dung thuê dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo Hợp đồng ký kết giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản và đơn vị cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này, Chỉ huy cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý tài sản quyết định mức chi (trừ chi phí liên quan xử lý đạn dược), bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử lý tài sản tại Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Tại Điều 44 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử lý tài sản tại Bộ Quốc phòng như sau:
1. Toàn bộ số tiền thu được từ xử lý tài sản được mua sắm, đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
a) Cục Tài chính đối với tài sản công, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng quyết định xử lý quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này và tài sản là nhà, tài sản khác gắn liền với đất do Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định xử lý quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này;
b) Sở Tài chính (nơi cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý tài sản đóng trên địa bàn) đối với tài sản công do Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định xử lý quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
2. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp tiền vào tài khoản tạm giữ, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán gửi chủ tài khoản tạm giữ để chi trả chi phí xử lý tài sản. Chỉ huy cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của khoản chi đề nghị thanh toán. Hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:
Văn bản đề nghị thanh toán của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (trường hợp gửi Cục Tài chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này), cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản (trường hợp gửi Sở Tài chính nơi đơn vị đóng quân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này); trong đó nêu rõ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, tổng chi phí xử lý tài sản, thông tin về tài khoản tiếp nhận thanh toán kèm theo bảng kê chi tiết các khoản chi: 01 bản chính;
Quyết định loại khỏi biên chế, xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền: 01 bản sao;
Hồ sơ, giấy tờ chứng minh các khoản chi như: Dự toán chi được duyệt; Hợp đồng thuê dịch vụ thẩm định giá, đấu giá, phá dỡ; hóa đơn, phiếu thu tiền (nếu có): 01 bản sao;
Quá thời hạn trên, cơ quan, đơn vị không gửi hồ sơ đề nghị thanh toán, thì coi như không có chi phí xử lý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp toàn bộ số tiền thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm c khoản này.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp tiền cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý tài sản để thực hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản công.
c) Định kỳ hằng quý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp số tiền còn lại đối với các khoản thu từ xử lý tài sản đã hoàn thành việc thanh toán chi phí vào ngân sách Trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
đ) Trường hợp phá dỡ nhà, tài sản gắn liền với đất cũ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới mà chi phí phá dỡ đã được bố trí trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng mới do cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt thì việc lập, phê duyệt dự toán và thanh toán chi phí xử lý tài sản được thực hiện theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan.
e) Đối với xử lý đạn dược và hóa chất độc hại: Sau khi có quyết định loại khỏi biên chế và xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền, căn cứ định mức chi phí xử lý đạn dược, hóa chất độc hại và định mức kinh tế - kỹ thuật của nhà nước và Bộ Quốc phòng có liên quan, cơ quan, đơn vị lập dự toán chi phí xử lý đạn dược, hóa chất độc hại (kể cả chi phí thu gom, phân loại, bảo quản, cải tạo khu xử lý, thiết bị xử lý...) báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Kỹ thuật tổng hợp thẩm định) phê duyệt, bảo đảm.
g) Trong quá trình xử lý nếu có nguồn thu từ bán vật phẩm thu hồi thì số tiền thu được cơ quan, đơn vị thực hiện nộp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Cục Tài chính thực hiện chi trả chi phí xử lý cho cơ quan, đơn vị theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
h) Trường hợp số tiền thu được từ bán vật phẩm thu hồi không đủ bù đắp chi phí hoặc không có thu, Bộ Quốc phòng sẽ giao dự toán ngân sách để cơ quan, đơn vị quyết toán chi ngân sách phần còn thiếu theo quy định.
3. Chế độ kiểm tra trong việc xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Tại Điều 45 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về chế độ kiểm tra trong việc xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
1. Định kỳ hằng năm và đột xuất, Bộ Quốc phòng tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Cục Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra, xác định phạm vi, nội dung, phương pháp, thành phần tham gia báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt và triển khai thực hiện.
2. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản theo hướng dẫn, điều lệ công tác ngành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?