Thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng ra sao?
- Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thẩm định báo cáo đề xuất loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào?
- Việc quyết định loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
- Thời gian thẩm định loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thẩm định báo cáo đề xuất loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thẩm định báo cáo đề xuất loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
1. Cơ quan chủ trì thẩm định, cơ quan phối hợp thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định loại khỏi biên chế tài sản:
a) Quyết định loại khỏi biên chế tài sản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khoản 1 Điều 11 Thông tư này:
Đối với tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư này: Cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Kỹ thuật, Cục Tài chính, Cục Quân lực và chuyên ngành có liên quan;
Đối với tài sản quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 11 Thông tư này: Cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Hậu cần và chuyên ngành có liên quan;
b) Quyết định loại khỏi biên chế tài sản thuộc thẩm quyền Tổng Tham mưu trưởng khoản 2 Điều 11 Thông tư này:
Đối với tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này: Cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Quân lực; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Kỹ thuật, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính và chuyên ngành có liên quan.
Đối với tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này: Cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Quân lực (đối với loại biên chế và xử lý), Cục Tác chiến (đối với kế hoạch thực hiện xử lý); cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Kỹ thuật, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính và chuyên ngành có liên quan.
Đối với tài sản quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này: Cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Tác chiến; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Hậu cần, Cục Tài chính, Cục Kế hoạch và Đầu tư và chuyên ngành có liên quan;
c) Quyết định loại khỏi biên chế tài sản thuộc thẩm quyền Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này: Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quyết định cơ quan chủ trì thẩm định; cơ quan phối hợp thẩm định.
Tổng cục Chính trị, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Hậu cần và các chuyên ngành có liên quan tham gia ý kiến bằng văn bản theo chức năng, nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao.
Cơ quan chủ trì thẩm định, cơ quan phối hợp thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định loại khỏi biên chế tài sản.
Thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng ra sao? (Hình từ Internet)
Việc quyết định loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về việc quyết định loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
2. Cơ quan, đơn vị báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này quyết định loại khỏi biên chế tài sản, gồm:
a) Hồ sơ gửi thẩm định đối với tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại:
Văn bản đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản, trong đó bao gồm cả kế hoạch thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư này;
Biên bản phúc tra đề xuất loại biên chế và xử lý đạn dược, hóa chất độc hại của Đoàn phúc tra Bộ Quốc phòng;
Văn bản báo cáo kết quả xử lý kèm theo quyết định xử lý của Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và biên bản xử lý đạn dược cấp 5 nguy hiểm cần xử lý ngay theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này;
Văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan phối hợp thẩm định về đề nghị loại biên chế và xử lý của đơn vị;
b) Hồ sơ gửi thẩm định đối với tài sản nằm trong danh mục vật tư tiêu hao, trang thiết bị tài sản có giá trị nguyên giá dưới 10 triệu đồng (không thuộc trang bị kỹ thuật) và có thời gian sử dụng dưới 01 năm thuộc thẩm quyền loại khỏi biên chế và xử lý của Chỉ huy cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng:
Văn bản đề xuất loại khỏi biên chế tài sản của đơn vị được giao quản lý, cất giữ, sử dụng tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
Biên bản phúc tra đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản do đơn vị chủ trì phúc tra lập.
c) Hồ sơ gửi thẩm định đối với tài sản còn lại:
Văn bản đề xuất loại khỏi biên chế tài sản của đơn vị được giao quản lý, cất giữ, sử dụng tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
Biên bản phúc tra đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản do đơn vị chủ trì phúc tra lập;
Văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan phối hợp thẩm định về đề nghị loại biên chế và xử lý của đơn vị;
Cơ quan, đơn vị báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này quyết định loại khỏi biên chế tài sản, gồm: Hồ sơ gửi thẩm định đối với tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại; Hồ sơ gửi thẩm định đối với tài sản nằm trong danh mục vật tư tiêu hao, trang thiết bị tài sản có giá trị nguyên giá dưới 10 triệu đồng (không thuộc trang bị kỹ thuật) và có thời gian sử dụng dưới 01 năm thuộc thẩm quyền loại khỏi biên chế và xử lý của Chỉ huy cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng. Hồ sơ gửi thẩm định đối với tài sản còn lại: Văn bản đề xuất loại khỏi biên chế tài sản của đơn vị được giao quản lý, cất giữ, sử dụng tài sản; Biên bản phúc tra đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản do đơn vị chủ trì phúc tra lập; Văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan phối hợp thẩm định về đề nghị loại biên chế và xử lý của đơn vị.
Thời gian thẩm định loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về thời gian thẩm định loại khỏi biên chế tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
3. Thời gian thẩm định:
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc (03 ngày làm việc đối với tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại) kể từ ngày nhận được biên bản phúc tra, các cơ quan phối hợp thẩm định gửi ý kiến thẩm định (kết quả phúc tra và đề xuất loại biên chế tài sản của đơn vị) bằng văn bản đến cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này quyết định loại khỏi biên chế.
b) Đối với đạn dược và hóa chất độc hại, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo trình Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu trưởng xem xét, quyết định loại khỏi biên chế, xử lý tài sản và phê duyệt kế hoạch thực hiện xử lý;
c) Đối với tài sản còn lại, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại b và c khoản 1 Điều này, cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này xem xét, quyết định loại khỏi biên chế tài sản;
d) Trường hợp cấp có thẩm quyền ra quyết định loại khỏi biên chế tài sản, đồng thời xử lý tài sản, thì các nội dung liên quan đến công tác xử lý tài sản thực hiện theo quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15 và 16 Thông tư này.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc (03 ngày làm việc đối với tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại) kể từ ngày nhận được biên bản phúc tra, các cơ quan phối hợp thẩm định gửi ý kiến thẩm định (kết quả phúc tra và đề xuất loại biên chế tài sản của đơn vị) bằng văn bản đến cấp có thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?