Những trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục? 03 loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân?

Tổng hợp những trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục? 03 loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân? Hiệu trưởng trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân?

Tổng hợp những trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục?

Căn cứ Điều 50 Luật giáo dục 2019 quy định đình chỉ hoạt động giáo dục có nội dung như sau:

Đình chỉ hoạt động giáo dục
1. Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại.

Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp sau đây: Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục; Không bảo đảm một trong các điều kiện; Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền; Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục; Vi phạm quy định về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ; Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục?

Những trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục? (Hình từ Internet)

03 loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

Căn cứ Điều 47 Luật giáo dục 2019 thì có 03 loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, cụ thể như sau:

- Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
- Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
- Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.

03 loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm trường công lập, trường dân lập và trường tư thục.

Hiệu trưởng trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Căn cứ Điều 56 Luật giáo dục 2019 quy định về hiệu trưởng, cụ thể như sau:

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận.
- Hiệu trưởng trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng.
- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận và phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng.

Trân trọng!

Đình chỉ hoạt động giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đình chỉ hoạt động giáo dục
Hỏi đáp pháp luật
Những trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục? 03 loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân?
Hỏi đáp pháp luật
Trong trường hợp nào thì trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động?
Hỏi đáp pháp luật
Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động giáo dục, giải thể nhà trẻ
Hỏi đáp pháp luật
Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động giáo dục, giải thể trường mầm non
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục trường tiểu học gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Việc đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đình chỉ hoạt động giáo dục
476 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào