Quy định về phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất cấp huyện kỳ trước và tiềm năng đất đai?
Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất cấp huyện kỳ trước và tiềm năng đất đai?
Căn cứ Điều 34 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT quy định việc phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước và tiềm năng đất đai như sau:
1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện:
a) Tình hình thực hiện:
b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất:
a) Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất;
b) Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong kỳ quy hoạch trước;
c) Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất;
d) Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân.
3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước:
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước;
b) Phân tích, đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Phân tích, đánh giá kết quả đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng;
d) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;
đ) Bài học kinh nghiệm.
4. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai:
a) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp;
b) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp.
5. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
6. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn); bản đồ kết quả rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước.
7. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo.
8. Đánh giá, nghiệm thu.
Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước; Phân tích, đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng đất; Phân tích, đánh giá kết quả đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân; Bài học kinh nghiệm.
Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai gồm phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp; Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp.
Đất đai (Hình từ Internet)
Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện như thế nào?
Căn cứ Điều 35 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT quy định việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện như sau:
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Xác định định hướng sử dụng đất.
3. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:
a) Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất gồm chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch tỉnh phân bố cho cấp huyện và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
c) Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
d) Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất nêu tại điểm b và điểm c khoản này phân bố đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.
4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội và môi trường:
a) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
b) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực;
c) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất;
đ) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng;
đ) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc;
e) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ.
5. Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:
a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
b) Giải pháp về nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
d) Các giải pháp khác.
6. Xây dựng hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
7. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gồm:
a) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
b) Bản đồ chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã các khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai.
8. Lập bản đồ chuyên đề (gồm: bản đồ định hướng sử dụng đất; bản đồ chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ. đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất đô thị, đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn).
9. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn).
10. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo.
11. Đánh giá, nghiệm thu.
Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện như sau: Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Xác định định hướng sử dụng đất; Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội và môi trường; Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; Xây dựng hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ; Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; Lập bản đồ và xây dựng các báo cáo chuyên đề; Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo; Đánh giá, nghiệm thu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?