Có thể ký phụ lục hợp đồng lao động để bổ sung nội dung trong hợp đồng lao động không?

Chào anh chị Luật sư. Em hiện đang làm việc tại công ty và cũng đã ký kết hợp đồng lao động nhưng sau đó giữa em với công ty có vài thỏa thuận khác nên phía nhân sự công ty có nói là sẽ bổ sung nội dung trong hợp đồng lao động bằng việc ký phụ lục hợp đồng lao động, như vậy có được không? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

Bổ sung nội dung trong hợp đồng lao động bằng việc ký phụ lục hợp đồng lao động có được không?

Tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, theo đó:

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

Như vậy, khi bạn và công ty đạt thỏa thuận thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Có thể ký phụ lục hợp đồng lao động để bổ sung nội dung trong hợp đồng lao động không?

Có thể ký phụ lục hợp đồng lao động để bổ sung nội dung trong hợp đồng lao động không? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế có nghĩa vụ với người lao động như thế nào?

Căn cứ Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, như sau:

1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Theo đó, khi doanh nghiệp trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì người sử dụng lao động phải có các nghĩa vụ nêu trên với người lao động đang làm việc tại công ty mình.

Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

Theo Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, như sau:

1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.
Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.

Theo quy định này thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động theo quy định nêu trên.

Trân trọng!

Phụ lục hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phụ lục hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty sửa đổi thời hạn hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phụ lục hợp đồng lao động năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng lương nên ký phụ lục hay hợp đồng lao động mới?
Hỏi đáp pháp luật
Gia hạn hợp đồng với người lao động
Hỏi đáp pháp luật
Phụ lục hợp đồng có được trái với nội dung HĐLĐ?
Hỏi đáp pháp luật
Ký phụ lục HĐLĐ để sửa đổi thời hạn và gia hạn thời hạn hợp đồng có giống nhau không?
Hỏi đáp pháp luật
Làm phụ lục HĐLĐ kéo dài thời hạn hợp đồng thêm 3 tháng có được hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Thay vì ký hợp đồng lao động mới thì có được làm phụ lục để gia hạn hợp đồng không?
Hỏi đáp pháp luật
Có thể ký phụ lục hợp đồng lao động để bổ sung nội dung trong hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ xin việc buộc phải có giấy khám sức khỏe đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phụ lục hợp đồng lao động
Nguyễn Minh Tài
2,236 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào