Quy định về tổ chức việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?
Tổ chức việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 31/2015/NĐ-CP tổ chức việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:
Việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự ở từng bậc trình độ kỹ năng đối với mỗi nghề phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung quy định tại Điều 30 Luật Việc làm và được tổ chức định kỳ trong năm theo lịch trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố vào cuối tháng 12 của năm trước đó, cụ thể như sau:
1. Đối với các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 3 trở lên được tổ chức 04 (bốn) kỳ trong năm;
2. Đối với các bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 1 và bậc 2 được tổ chức nhiều kỳ trong năm.
Việc tổ chức việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện như sau:
- Đối với các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 3 trở lên được tổ chức 04 (bốn) kỳ trong năm;
- Đối với các bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 1 và bậc 2 được tổ chức nhiều kỳ trong năm.
Quy định về tổ chức việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia? (Hình từ Internet)
Phương thức thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia như thế nào?
Theo Điều 20 Nghị định 31/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 3 Nghị định 140/2018/NĐ-CP phương thức thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được quy định như sau:
1. Đối với mỗi bậc trình độ kỹ năng của một nghề, có một ban giám khảo do người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quyết định lựa chọn để thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự. Tiêu chuẩn, số lượng thành viên, thành phần và nhiệm vụ của ban giám khảo như sau:
a) Thành viên của ban giám khảo là những người đã được cấp thẻ đánh giá viên theo quy định tại Nghị định này;
b) Số lượng thành viên ban giám khảo tùy thuộc vào yêu cầu của từng bậc trình độ kỹ năng của mỗi nghề và số lượng người tham dự tại mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia để quyết định, nhưng ít nhất phải có từ 03 (ba) người trở lên:
c) Thành phần ban giám khảo gồm có trưởng ban và các thành viên. Cơ cấu thành phần của ban giám khảo phải bảo đảm có thành phần là người làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; người của doanh nghiệp hoặc hội nghề nghiệp; người của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học hoặc tổ chức khoa học và công nghệ, Trong đó số người làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, không vượt quá 1/3 (một phần ba) số lượng thành viên ban giám khảo;
d) Ban giám khảo có nhiệm vụ thực hiện việc đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật; kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người tham dự theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
2. Đối với mỗi bậc trình độ kỹ năng của một nghề việc đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật của người tham dự được thực hiện thông qua bài kiểm tra kiến thức theo một trong các hình thức sau đây:
a) Kiểm tra trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính với các câu hỏi đúng (sai);
b) Kiểm tra trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính với các câu hỏi đúng (sai) và câu hỏi có nhiều sự lựa chọn;
c) Kiểm tra trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính với các câu hỏi có nhiều sự lựa chọn;
d) Kiểm tra trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính với các câu hỏi nhiều sự lựa chọn kết hợp với kiểm tra viết trên giấy với các câu hỏi tự luận;
đ) Kiểm tra viết trên giấy với các câu hỏi tự luận.
3. Đối với mỗi bậc trình độ kỹ năng của một nghề việc đánh giá kỹ năng thực hành công việc và tuân thủ quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của người tham dự được thực hiện thông qua bài kiểm tra thực hành theo một trong các hình thức sau đây:
a) Kiểm tra thực hiện công việc thông qua việc thao tác trên phương tiện, thiết bị, công cụ;
b) Kiểm tra thực hiện công việc thông qua việc tác nghiệp trên giấy để xử lý, giải quyết các tình huống;
c) Kiểm tra thực hiện công việc thông qua việc thao tác trên phương tiện, thiết bị, công cụ kết hợp với kiểm tra thực hiện công việc thông qua việc tác nghiệp trên giấy để xử lý, giải quyết các tình huống.
4. Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các nghề đã được công bố, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức biên soạn các bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề của từng nghề; quản lý và thiết lập ngân hàng đề thi để cung cấp cho các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề sử dụng trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
Trân trọng!
Mẫu tờ khai đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia mới nhất hiện nay như thế nào?
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?
Quy định về điều kiện tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo các bậc trình độ kỹ năng nghề?
Quy định về tổ chức việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?
Thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy trình nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Mạc Duy Văn
Chia sẻ trên Facebook
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?