Có được phép tiếp công dân ngoài trụ sở cơ quan, đơn vị không?
Tiếp công dân ngoài trụ sở cơ quan, đơn vị có được không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có được tiếp công dân tại nơi ngoài trụ sở cơ quan, đơn vị không?
Trả lời:
Tại Điều 3 Luật Tiếp công dân 2013, có quy định:
1. Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
3. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hoạt động tiếp công dân phải được thực hiện tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị hay nơi tiếp công dân của đơn vị.
Có được phép tiếp công dân ngoài trụ sở cơ quan, đơn vị không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp công dân trực tiếp mấy lần trong một tháng?
Theo quy định về lịch tiếp công dân thì Chủ tịch UBND cấp xã phải tổ chức tiếp công dân bao nhiêu lần trong một tháng? Mong sớm nhận hồi đáp.
Trả lời:
Tại khoản 2 Điều 15 Luật Tiếp công dân 2013, có quy định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp phụ trách công tác tiếp công dân ở cấp xã và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Ban hành nội quy tiếp công dân;
- Bố trí địa điểm thuận lợi và các điều kiện cần thiết khác cho việc tiếp công dân tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Phân công người tiếp công dân;
- Trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất 01 ngày trong 01 tuần và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này;
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân;
- Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở của UBND xã 1 ngày trong tuần. Còn tiếp công dân đột xuất thì được thực hiện trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật này.
Được từ chối tiếp công dân trường hợp nào?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân trong trường hơp nào? Quy định tại văn bản nào?
Trả lời:
Căn cứ Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về trường hợp được từ chối như sau:
- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?