Quy định của pháp luật về nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường như thế nào?
Nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường được quy định ra sao?
Tại khoản 4 Điều 153 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường như sau:
4. Nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường:
a) Nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường;
b) Nguồn đóng góp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường quy định tại Điều 151 và Điều 152 Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan, trừ các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 9 Điều 151, Điểm a và Điểm b Khoản 9 Điều 152, các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, nhiệm vụ thực hiện cần bảo đảm bí mật nhà nước.
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 153 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
5. Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành hướng dẫn việc lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn mức chi, phương pháp lập dự toán đối với các nhiệm vụ chi từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Theo đó, nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường bao gồm:
- Nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường;
- Nguồn đóng góp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Quy định của pháp luật về nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường như thế nào? (Hình từ Internet)
Dự án nào được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh?
Tại Điều 154 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh như sau:
1. Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 149 hoặc Khoản 2 Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường và theo quy định tại Nghị định này được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh (sau đây gọi là danh mục phân loại xanh) trước ngày 31 tháng 12 năm 2022.
3. Việc xác nhận dự án thuộc danh mục phân loại xanh theo quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, chủ thể phát hành trái phiếu xanh có nhu cầu xác nhận để được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về tín dụng xanh, trái phiếu xanh theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 149 hoặc Khoản 2 Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường và theo quy định tại Nghị định này được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
Cơ chế khuyến khích cấp và lộ trình thực hiện tín dụng xanh được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 155 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh như sau:
1. Khuyến khích tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ưu tiên bố trí nguồn vốn để tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cấp tín dụng xanh được hưởng các cơ chế khuyến khích sau:
a) Ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác phát triển;
b) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ đào tạo, tập huấn cấp tín dụng xanh.
Tại Điều 156 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện tín dụng xanh như sau:
1. Căn cứ nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tập trung, bố trí nguồn vốn phù hợp để cho vay ưu đãi khuyến khích chủ đầu tư thực hiện dự án thuộc danh mục phân loại xanh quy định tại Khoản 2 Điều 154 Nghị định này.
2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, hỗ trợ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn viện trợ, cho vay ưu đãi nước ngoài để tài trợ cho dự án thuộc danh mục phân loại xanh quy định tại Khoản 2 Điều 154 Nghị định này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.
3. Căn cứ cân đối ngân sách nhà nước và thực tế cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ lãi suất đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh sau khi kết thúc hợp đồng vay vốn trung, dài hạn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%?
- Tổng hợp đề thi học kì 1 Tin học 5 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025?
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép và bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ 30/1/2025?
- Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở ngoài khơi vùng biển nào?