Quy định cấp đổi, thu hồi chứng nhận và tổ chức quan trắc, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chí Nhãn sinh thái là gì?
- Cấp đổi, thu hồi chứng nhận và tổ chức quan trắc, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam thế nào?
- Công bố và công nhận lẫn nhau đối với chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường quy định như thế nào?
- Hoạt động bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương được quy định như thế nào?
Cấp đổi, thu hồi chứng nhận và tổ chức quan trắc, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam thế nào?
Tại Điều 148 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về cấp đổi, thu hồi quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam như sau:
1. Trong thời hạn của quyết định chứng nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có các thay đổi thông tin so với nội dung tại quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam bao gồm: tên, địa chỉ, người đại diện pháp luật, mã số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, nhãn hiệu nhận diện và các thay đổi khác, nhưng không thay đổi việc đáp ứng các tiêu chí chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam của sản phẩm, dịch vụ thì thực hiện quy định sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đến Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi (nếu có);
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất điều chỉnh nội dung quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam của tổ chức, cá nhân, nếu đồng ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp đổi quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ.
2. Sản phẩm, dịch vụ bị thu hồi quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm, dịch vụ không còn đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ không duy trì thực hiện cam kết trong hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày xác định sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định thu hồi chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
Tại Điều 149 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về tổ chức quan trắc, phân tích, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ với tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam như sau:
Việc quan trắc, phân tích, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ với tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam được thực hiện bởi tổ chức có đủ năng lực, gồm:
1. Cơ quan, tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
2. Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được chứng nhận theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
3. Tổ chức thử nghiệm trong nước và nước ngoài được công nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 bởi tổ chức công nhận là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF), Hiệp hội Công nhận Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC).
Theo quy định nêu trên thì sản phẩm, dịch vụ bị thu hồi quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Sản phẩm, dịch vụ không còn đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ không duy trì thực hiện cam kết trong hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
Quy định cấp đổi, thu hồi chứng nhận và tổ chức quan trắc, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chí Nhãn sinh thái là gì? (Hình từ Internet)
Công bố và công nhận lẫn nhau đối với chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường quy định như thế nào?
Tại Điều 150 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về công bố và công nhận lẫn nhau đối với chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố và cập nhật danh mục sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ký thỏa thuận và công bố các nội dung thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng nhận sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam với các tổ chức chứng nhận nhãn sinh thái quốc tế.
Hoạt động bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương được quy định như thế nào?
Tại Điều 151 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương như sau:
1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm: điều tra, đánh giá, kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường quy mô liên tỉnh, liên vùng; lập danh mục chất thải; xây dựng tiêu chí về công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải thuộc trách nhiệm của trung ương.
2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường, bao gồm:
Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô nhiễm khác thuộc trách nhiệm xử lý của trung ương; xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt sông, hồ liên tỉnh.
3. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường, bao gồm:
a) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, biến đổi khí hậu; hạ tầng kỹ thuật quan trắc môi trường của trung ương; mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương theo dự án đầu tư;
b) Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương;
c) Hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường theo quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia, quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực (bao gồm cả vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định).
4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc trách nhiệm của trung ương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm:
a) Điều tra, khảo sát, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; xác lập, thẩm định và công nhận di sản thiên nhiên; hỗ trợ công tác quản lý và bảo vệ môi trường các khu di sản thiên nhiên thuộc trách nhiệm của trung ương;
b) Đầu tư bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại Khoản 2 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học thuộc trách nhiệm của trung ương;
c) Hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại Khoản 3 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học thuộc trách nhiệm của trung ương (trừ lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học);
d) Điều tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động, kiểm kê phát thải khí nhà kính, đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, ngành và cơ sở, lập danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, ngành, lĩnh vực và cơ sở; xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực; xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, lĩnh vực; xây dựng báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực; phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính;
đ) Hoạt động phát triển thị trường các-bon trong nước;
e) Xây dựng kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia, cấp lĩnh vực; xây dựng tiêu chí xác định dự án đầu tư, nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro khí hậu; xây dựng báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu cấp quốc gia, lĩnh vực;
g) Điều tra, thống kê, giám sát, đánh giá, lập danh mục chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính thuộc nhiệm vụ của trung ương;
h) Đầu tư dự án phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư dự án chuyển đổi công nghệ loại trừ, giảm thiểu sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc nhiệm vụ của trung ương.
6. Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ.
7. Truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức và trao giải thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho các cá nhân, tổ chức, cộng đồng theo quy định của pháp luật;
b) Đánh giá, tổng kết và theo dõi thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc trách nhiệm của trung ương.
8. Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
b) Đóng góp niên liễm và các khoản đóng góp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và cam kết trong các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam;
c) Vốn đối ứng chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn viện trợ về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật.
9. Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ của trung ương theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia; đánh giá quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia và quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia; đánh giá phương hướng bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch vùng theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia và quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia;
đ) Đánh giá, dự báo chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh; đánh giá, dự báo chất lượng môi trường không khí liên tỉnh, liên vùng, xuyên biên giới; điều tra, đánh giá, phân loại, cảnh báo, kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường đất thuộc trách nhiệm của trung ương;
e) Tiếp nhận, xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường;
g) Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường cấp quốc gia;
h) Quản lý, công bố thông tin về môi trường; vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm cả thu nhận, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin, dữ liệu); cập nhật, đánh giá chỉ tiêu thống kê, và xây dựng báo cáo về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường;
i) Xây dựng thí điểm, tổng kết, đánh giá phục vụ việc hướng dẫn các mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
k) Hoạt động đánh giá phục vụ việc chứng nhận, xác nhận về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
l) Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định;
m) Hoạt động của Ban chỉ đạo, tổ chức các hội nghị về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quyết định của cấp có thẩm quyền và các nhiệm vụ khác có tính chất quản lý hành chính phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
n) Cấp vốn điều lệ, bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam;
o) Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu có tính chất chi thường xuyên thuộc trách nhiệm của trung ương theo quy định của pháp luật; các hoạt động bảo vệ môi trường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?