Quy định về phương thức xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, loài như thế nào?
Phương thức xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, loài là gì?
Tại khoản 2 Điều 118 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về phương thức xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, loài như sau:
Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có thể lựa chọn một trong những phương thức xác định chi phí xử lý, phục hồi môi trường và gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của hệ sinh thái và các loài động vật quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái và làm chết động vật, thực vật quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này tự thực hiện hoặc thuê đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp để xử lý, phục hồi môi trường và nuôi trồng thực vật, gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của hệ sinh thái và các loài động vật, thực vật quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc về bằng hoặc tương đương với trước khi xảy ra ô nhiễm, suy thoái.
Trường hợp này tổ chức, cá nhân tự chi trả chi phí để xử lý, phục hồi môi trường và gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của hệ sinh thái và các loài động vật, thực vật quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này trong thời hạn quy định, có sự giám sát, xác nhận kết quả thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; suy thoái hệ sinh thái và làm chết các loài động vật, thực vật quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này không tự thực hiện được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc xác định chi phí xử lý, phục hồi môi trường và gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của hệ sinh thái và các loài động vật, thực vật quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này theo công thức quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Trường hợp không xác định được chi phí xử lý, phục hồi môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của hệ sinh thái và các loài động vật, thực vật quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này thì áp dụng kết quả tính toán thiệt hại đối với môi trường, suy thoái hệ sinh thái và làm chết các loài động vật, thực vật quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này của các vụ việc xảy ra trước đó có phạm vi và tính chất tương đương đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc mô phỏng hiện trạng môi trường khi chưa bị ô nhiễm, hệ sinh thái khi chưa bị suy thoái và các loài động vật, thực vật khi chưa bị chết; lên phương án tính toán chi phí để xử lý, phục hồi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này nhằm đưa về hiện trạng ban đầu hoặc tương đương;
d) Phương án khác.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 118 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:
3. Trường hợp thực hiện việc xử lý, phục hồi môi trường và nuôi trồng thực vật, gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên đối với loài động vật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này theo các phương thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái và làm chết các loài động vật, thực vật phải chi trả chi phí để thực hiện.
Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có thể lựa chọn một trong những phương thức xác định chi phí xử lý, phục hồi môi trường và gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường được quy định theo pháp luật nêu trên.
Quy định về phương thức xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, loài như thế nào? (Hình từ Internet)
Công thức tính toán chi phí bồi thường thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, loài là gì?
Tại khoản 4 Điều 118 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về công thức tính toán chi phí bồi thường thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, loài như sau:
a) Tổng thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường của một khu vực địa lý được tính theo công thức như sau:
T = TN + TĐ + THST + TLBV, trong đó:
T là thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường của một khu vực địa lý;
TN là thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường nước;
TĐ là thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường đất;
THST là thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với hệ sinh thái;
TLBV là thiệt hại gây ra đối với loài động vật, thực vật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này;
b) Thiệt hại do ô nhiễm gây ra đối với môi trường nước được tính theo công thức như sau:
TN = S x CN, trong đó:
TN: thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường nước;
S: thể tích nước bị ô nhiễm (m3);
CN: định mức để xử lý 01 m3 nước đạt quy chuẩn kỹ thuật;
c) Thiệt hại do ô nhiễm gây ra đối với môi trường đất được tính theo công thức như sau:
TĐ = S x CĐ, trong đó:
TĐ: thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường đất;
S: thể tích hoặc khối lượng đất bị ô nhiễm (m3 hoặc kg);
CĐ: định mức để xử lý 01 m3 hoặc 01 kg đất đạt quy chuẩn kỹ thuật;
d) Thiệt hại do suy thoái hệ sinh thái rừng (trên cạn và ngập mặn), hệ sinh thái san hô; hệ sinh thái cỏ biển được tính theo công thức như sau:
THST = S x 3 x CHST, trong đó:
THST: thiệt hại do suy thoái gây ra đối với hệ sinh thái bao gồm hệ sinh thái rừng (trên cạn và ngập mặn), hệ sinh thái san hô; hệ sinh thái cỏ biển;
S: diện tích rừng (trên cạn và ngập mặn), hệ sinh thái, rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển bị suy thoái (tính theo m2);
CHST: định mức để trồng phục hồi rừng (trên cạn và ngập mặn), hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển bị suy thoái;
đ) Thiệt hại do động vật, thực vật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này được tính theo công thức như sau:
TLBV = N x CLBV, trong đó:
TLBV: thiệt hại về động vật, thực vật;
N: số lượng cá thể động vật, thực vật;
CLBV: định mức để nuôi trồng thực vật, gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của các loài động vật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này;
e) Định mức để xử lý một đơn vị thể tích nước, thể tích hoặc khối lượng đất đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, chi phí trồng phục hồi rừng (trên cạn và ngập mặn), hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và chi phí để nuôi trồng thực vật, gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của các loài động vật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này được áp dụng định mức theo quy định hiện hành;
g) Trong trường hợp chưa có định mức, các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi trách nhiệm của mình xây dựng, ban hành định mức xử lý, phục hồi môi trường; hệ sinh thái; gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật, nuôi trồng thực vật quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này.
Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được quy định như thế nào?
Tại Điều 119 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường như sau:
1. Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được lựa chọn theo quy định tại khoản 3 điều 135 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực môi trường được công bố theo quy định hoặc tổ chức khác có đủ điều kiện sau:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được yêu cầu giám định;
c) Có điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào? Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng gì?
- Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm những ai?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: Điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với chiến lược, đề án về quốc phòng, an ninh, tạo sức mạnh gì?
- Thi IOE Tiếng Anh 2024 có bao nhiêu cấp? Thi IOE cấp trường năm 2024 có bao nhiêu giải?
- Bài hát “Tiến bước dưới quân kỳ” do nhạc sĩ nào sáng tác? Tỷ lệ kích thước Quốc kỳ Việt Nam là bao nhiêu?