Quy chuẩn về tàu, thuyền trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Quy chuẩn tàu, thuyền trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.13.2 Tiểu mục 2.13 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn tàu, thuyền trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.13.2.1 Tàu, thuyền sử dụng để vận chuyển người phải phù hợp với quy định tại 2.13.1.15.
2.13.2.2 Khi sử dụng tàu, thuyền để vận chuyển người:
a) Chỉ những người được giao nhiệm vụ, có kinh nghiệm và được phép điều khiển tàu, thuyền để vận chuyển người theo quy định của pháp luật mới được phép lái tàu, thuyền;
b) Không được phép vận chuyển số lượng người lớn hơn tổng số người hoặc tải trọng cho phép của tàu, thuyền; số lượng người hoặc tải trọng cho phép phải được ghi rõ và gắn ở vị trị dễ thấy trên tàu, thuyền;
c) Phải có đủ phao và phương tiện cứu sinh phù hợp khác trên tàu, thuyền và chúng phải được sắp xếp và bảo quản theo quy định;
d) Người sử dụng lao động phải bố trí người giám sát liên tục việc vận chuyển người.
2.13.2.3 Tàu, thuyền kéo phải có thiết bị để thả dây kéo nhanh chóng.
2.13.2.4 Trên tàu, thuyền chạy điện phải có bình chữa cháy phù hợp.
2.13.2.5 Trên thuyền chèo tay phải có sẵn một bộ mái chèo dự phòng.
2.13.2.6 Tàu, thuyền phục vụ cứu nạn phải đảm bảo khả năng vận chuyển phù hợp với phương án cứu nạn đã lập và có kích thước phù hợp để đảm bảo ổn định trên mặt nước. Trong vùng nước thủy triều hoặc có dòng chảy mạnh thì tàu, thuyền máy phải có thiết bị khởi động gắn cố định trên động cơ. Khi không sử dụng tàu, thuyền máy, phải khởi động động cơ vài lần trong ngày để đảm bảo chắc chắn về khả năng vận hành của chúng.
Theo đó, quy chuẩn tàu, thuyền trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như sau:
- Chỉ những người được giao nhiệm vụ, có kinh nghiệm và được phép điều khiển tàu, thuyền để vận chuyển người theo quy định của pháp luật mới được phép lái tàu, thuyền;
- Không được phép vận chuyển số lượng người lớn hơn tổng số người hoặc tải trọng cho phép của tàu, thuyền; số lượng người hoặc tải trọng cho phép phải được ghi rõ và gắn ở vị trị dễ thấy trên tàu, thuyền;
- Phải có đủ phao và phương tiện cứu sinh phù hợp khác trên tàu, thuyền và chúng phải được sắp xếp và bảo quản theo quy định;
- Người sử dụng lao động phải bố trí người giám sát liên tục việc vận chuyển người.
Quy chuẩn về tàu, thuyền trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn cứu nạn khi làm việc trên mặt nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.13.3 Tiểu mục 2.13 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn cứu nạn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.13.3.1 Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập phương án cứu nạn theo quy định của pháp luật về cứu nạn, cứu hộ và phải tuân thủ, phối hợp với cơ quan thẩm quyền về cứu nạn, cứu hộ tại địa phương.
2.13.3.2 Người lao động làm việc ở gần hoặc trên mặt nước phải được trang bị áo phao và (hoặc) phương tiện hỗ trợ nổi phù hợp khác. Áo phao phải thuận tiện cho người mặc khi di chuyển, đủ khả năng để nâng người nổi trên mặt nước và giữ cho mặt họ hướng lên trên, bảo vệ cơ thể, dễ nhìn thấy, không bị mắc kẹt dưới nước và khi cần thiết phải có đèn phát sáng (khi thi công ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết hạn chế tầm nhìn).
Theo đó, quy chuẩn cứu nạn khi làm việc trên mặt nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như sau: Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập phương án cứu nạn theo quy định của pháp luật về cứu nạn, cứu hộ và phải tuân thủ, phối hợp với cơ quan thẩm quyền về cứu nạn, cứu hộ tại địa phương.
Quy chuẩn thời gian làm việc dưới nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.14.3 Tiểu mục 2.14 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn thời gian làm việc dưới nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.14.3.1 Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể thời gian làm việc dưới nước và thời gian nghỉ ngơi của thợ lặn phù hợp với:
a) Tình trạng sức khỏe (thể chất và tinh thần) của từng thợ lặn, độ sâu và áp lực dưới nước, năng lực của trang thiết bị phục vụ làm việc dưới nước;
b) Quy định của pháp luật đối với nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế) ban hành.
Do đó, thời gian làm việc dưới nước và thời gian nghỉ ngơi của thợ lặn phù hợp với:
- Tình trạng sức khỏe (thể chất và tinh thần) của từng thợ lặn, độ sâu và áp lực dưới nước, năng lực của trang thiết bị phục vụ làm việc dưới nước;
- Quy định của pháp luật đối với nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do các cơ quan có thẩm quyền
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?