-
Văn phòng thừa phát lại
-
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
-
Trưởng văn phòng thừa phát lại
-
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại
-
Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
-
Thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại
-
Tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
-
Chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại dưới dạng công ty cổ phần được không?
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại dưới dạng công ty cổ phần có được không?
Xin hỏi, theo quy định hiện hành thì có thể thành lập Văn phòng Thừa phát lại dưới dạng công ty cổ phần có được không?
Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về Văn phòng Thừa phát lại như sau:
1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
Như vậy, quy định trên thể hiện rõ Văn phòng thừa phát lại được tổ chức thành lập 02 loại hình là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, tùy từng số lượng Thừa phát lại đứng ra thành lập. Do đó, không có quy định cho phép thành lập dưới dạng công ty cổ phần.
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại dưới dạng công ty cổ phần được không? (Hình từ Internet)
Viên chức có được bổ nhiệm Thừa phát lại không?
Theo quy định pháp luật về hoạt động của Thừa phát lại thì xin hỏi: Đang giữ Viên chức thì có thể được bổ nhiệm Thừa phát lại không?
Trả lời:
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại:
- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.
- Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá.
- Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
- ...
Như vậy, theo quy định trên thì người đang là viên chức mặc nhiên sẽ không được bổ nhiệm Thừa phát lại.
Cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ quan nào có thẩm quyền tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại?
Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại như sau:
1. Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại hành nghề ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trong các trường hợp sau đây:
a) Thừa phát lại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại là Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại hành nghề.
Trân trọng!

Mạc Duy Văn
- Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại khi đáp ứng các yêu cầu nào? Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép gì?
- Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam được quy định thế nào? Sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để nhận thanh toán từ công ty nước ngoài được không?
- Học sinh dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học quản lý thì ai có trách nhiệm bồi thường?
- Trường hợp nào giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bị đề nghị miễn nhiệm?
- Nhiệm vụ và quyền hạn Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trong cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khoa học xã hội là gì?