Quy định của pháp luật về mức lưu lượng xả nước thải để thực hiện quan trắc nước thải bảo vệ môi trường như thế nào?
Mức lưu lượng xả nước thải để thực hiện quan trắc nước thải bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về mức lưu lượng xả nước thải để thực hiện quan trắc nước thải như sau:
Mức lưu lượng xả nước thải được tính theo tổng công suất thiết kế của tất cả các công trình, thiết bị xả nước thải ra môi trường ghi trong giấy phép môi trường và được quy định như sau:
a) Mức lưu lượng xả nước thải trung bình của dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ); mức lưu lượng xả nước thải lớn từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên;
b) Mức lưu lượng xả nước thải lớn của dự án, cơ sở không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ 500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ); mức lưu lượng xả nước thải rất lớn từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên.
Mức lưu lượng xả nước thải để thực hiện quan trắc nước thải bảo vệ môi trường được quy định như sau:
- Mức lưu lượng xả nước thải trung bình của dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ); mức lưu lượng xả nước thải lớn từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên;
- Mức lưu lượng xả nước thải lớn của dự án, cơ sở không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ 500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ); mức lưu lượng xả nước thải rất lớn từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên.
Quy định của pháp luật về mức lưu lượng xả nước thải để thực hiện quan trắc nước thải bảo vệ môi trường như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng, mức lưu lượng xả nước thải và hình thức phải thực hiện quan trắc nước thải quy định thế nào?
Tại khoản 2 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng, mức lưu lượng xả nước thải và hình thức phải thực hiện quan trắc nước thải như sau:
Đối tượng, mức lưu lượng xả nước thải và hình thức phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục, quan trắc nước thải định kỳ được quy định tại Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này (trừ các trường hợp: cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở có hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh bồn bể định kỳ tách riêng với hệ thống xử lý nước thải, cơ sở xả nước làm mát không sử dụng clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật và cơ sở xả nước tháo khô mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi). Cụ thể như sau:
a) Đối tượng quy định tại Cột 2 với mức lưu lượng quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIIIthực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục và quan trắc nước thải định kỳ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đối tượng quy định tại Cột 2 với mức lưu lượng quy định tại Cột 5 Phụ lục XXVIIIthực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc quan trắc nước thải định kỳ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Quan trắc nước thải định kỳ được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về quan trắc nước thải định kỳ như sau:
a) Thông số quan trắc và tần suất quan trắc nước thải định kỳ được quy định cụ thể trong giấy phép môi trường. Thông số quan trắc được xác định theo các căn cứ sau đây: quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải; loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiên liệu, nguyên liệu và hóa chất sử dụng; công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải; các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường; theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở.
Cơ quan cấp giấy phép môi trường không được yêu cầu quan trắc thêm các thông số khác mà không dựa trên các căn cứ quy định tại điểm này;
b) Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục: Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 03 tháng/lần đối với trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và 06 tháng/lần đối với trường hợp còn lại.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc định kỳ là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 03 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 03 tháng đến 06 tháng; 03 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng đến dưới 09 tháng; 04 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc định kỳ là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng.
Riêng đối với các thông số tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ, tổng Polychlorinated Biphenyl (PCB), Dioxin, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (nếu có), tần suất là 01 năm/lần cho tất cả các trường hợp nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?
- Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
- Phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm là 900 nghìn đồng/người/ngày từ ngày 01/7/2025?