Người lao động được nghỉ mấy ngày khi có chị gái kết hôn?
Được nghỉ mấy ngày khi có chị gái kết hôn?
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định nêu trên, chị gái bạn kết hôn thì bạn được nghỉ việc không hưởng lương 01 ngày, bạn lưu ý phải thông báo với công ty. Tuy nhiên nếu bạn muốn nghỉ nhiều hơn thì có thể thỏa thuận với công ty để nghỉ không hưởng lương.
Người lao động được nghỉ mấy ngày khi có chị gái kết hôn? (Hình từ Internet)
Muốn nghỉ việc thì phải báo trước 30 ngày?
Theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy thông thường, người lao động không làm việc ở một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời gian báo trước khi nghỉ việc như quy định nêu trên. Không phải trường hợp nào nghỉ việc cũng phải báo trước 30 ngày.
Lao động nữ mang thai có được nghỉ 1 giờ làm việc?
Tại khoản 2 Điều 127 Bộ luật lao động 2019 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động:
Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, lao động nữ mang thai làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì được chuyển sang công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?