Có được dùng thu nhập từ phụ cấp kiêm nhiệm chức danh của công chức xã để tính đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh của công chức xã có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm: 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm.
2. Cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Như vậy, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh cấp xã của bạn sẽ không được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Có được dùng thu nhập từ phụ cấp kiêm nhiệm chức danh của công chức xã để tính đóng bảo hiểm xã hội hay không? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ cấp xã như thế nào?
Tại Điều 11 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định kiêm nhiệm chức danh và mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh như sau:
Kiêm nhiệm chức danh và mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
1. Chỉ bố trí cán bộ cấp xã kiêm nhiệm chức danh công chức cấp xã khi cán bộ cấp xã đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh công chức cấp xã quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và Thông tư này.
2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ cấp xã đủ điều kiện hưởng phụ cấp kiêm nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP như sau:
a) Cán bộ cấp xã đang xếp lương theo bảng lương chức vụ mà kiêm nhiệm chức vụ cán bộ cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương bậc 1 của chức vụ kiêm nhiệm;
b) Cán bộ cấp xã đang xếp lương như công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo mà kiêm nhiệm chức vụ cán bộ cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính đang xếp cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức vụ kiêm nhiệm;
c) Cán bộ cấp xã mà kiêm nhiệm chức danh công chức cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính đang xếp của cán bộ cấp xã được bố trí kiêm nhiệm.
3. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định.
Theo đó, tùy vào từng vị trí công tác và trường hợp cụ thể thì sẽ có mức phụ cấp kiêm nhiệm khác nhau.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã?
Theo Điều 12 Thông tư 13/2019/TT-BNV có quy định về người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Căn cứ vào khoản 2 Điều 14 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và khả năng Ngân sách của địa phương (từ nguồn cải cách chính sách tiền lương và nguồn Ngân sách của địa phương), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể những nội dung sau:
a) Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
b) Bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP;
c) Quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
d) Quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
2. Việc quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngoài mức khoán quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình HĐND cấp cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Như vậy, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sẽ được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Từ 1/7/2025, thừa phát lại có thời gian đào tạo nghề công chứng bao nhiêu tháng?
- Quần đảo Nam Du ở tỉnh nào? Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?