Thiết bị, dụng cụ cầm tay trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng có quy định chung như thế nào?
Quy định chung về thiết bị, dụng cụ cầm tay trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại tiết 2.6.1 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định chung về thiết bị, dụng cụ cầm tay trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.6.1.1 Thiết bị, dụng cụ cầm tay và các hệ thống máy, thiết bị khác được vận hành (điều khiển) bằng tay hoặc các nguồn năng lượng khác phải tuân thủ các quy định tại 2.1.1.5 và các quy định sau:
a) Được sử dụng, bảo trì đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất để ĐBAT cho người sử dụng. Khi muốn sử dụng các thiết bị, dụng cụ, máy khác với mục đích thiết kế ban đầu của chúng thì phải được người có thẩm quyền đánh giá và kết luận rằng việc sử dụng đó là ĐBAT;
CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là người quản lý máy, thiết bị thi công, người quản lý an toàn của nhà thầu và (hoặc) đại diện của nhà sản xuất.
b) Chỉ được sử dụng, vận hành bởi người lao động được đào tạo về đúng loại thiết bị, dụng cụ mà người sử dụng giao việc cho họ;
c) Được trang bị các bộ phận bảo vệ, che chắn hoặc các biện pháp bảo vệ khác theo yêu cầu của các QCVN có liên quan đối với từng loại thiết bị, dụng cụ.
2.6.1.2 Phải có bảng chỉ dẫn đầy đủ, chi tiết về sử dụng, vận hành an toàn và phải được nhà sản xuất hoặc người sử dụng lao động bố trí tại những vị trí phù hợp và được trình bày đơn giản, dễ hiểu cho người sử dụng, vận hành.
CHÚ THÍCH: Phải có chỉ dẫn bằng tiếng Việt.
2.6.1.3 Biện pháp ĐBAT phải bao gồm cả các nội dung về quy trình sử dụng, vận hành an toàn đầy đủ, chi tiết đối với các thiết bị, dụng cụ cầm tay và các hệ thống máy, thiết bị khác trên công trường.
2.6.1.4 Người sử dụng, vận hành các hệ thống máy, thiết bị phải tập trung trong khi thực hiện công việc.
2.6.1.5 Máy, thiết bị, dụng cụ khi không sử dụng thì phải cắt (ngắt) nguồn năng lượng cấp; phải được cách ly trước khi vệ sinh, bảo trì, điều chỉnh hoặc sửa chữa.
2.6.1.6 Dây, ống kéo dài (ví dụ: dây dẫn điện, ống cấp hơi) phải được giữ càng ngắn càng tốt khi sử dụng để tránh các nguy cơ gây mất an toàn.
2.6.1.7 Các bộ phận chuyển động có nguy cơ gây mất an toàn của hệ thống máy, thiết bị phải được bao che, bọc kín hoặc bảo vệ đầy đủ theo chỉ dẫn và tiêu chuẩn áp dụng của nhà sản xuất.
2.6.1.8 Máy, thiết bị sử dụng điện phải được trang bị đầy đủ các phương tiện (hoặc công tắc, cầu dao) dừng khẩn cấp đặt ở các vị trí dễ thấy, có thể thao tác nhanh để người sử dụng, vận hành có thể ngừng máy, thiết bị nhanh chóng và để ngăn chúng khởi động lại ngoài ý muốn.
2.6.1.9 Các hệ thống máy, thiết bị phải được thiết kế hoặc lắp đặt bộ phận khống chế tốc độ để đảm bảo không vượt tốc độ tối đa cho phép. Nếu máy, thiết bị có thể thay đổi tốc độ thì chỉ cho phép sử dụng loại chỉ có thể khởi động được từ tốc độ thấp nhất.
2.6.1.10 Người sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ cầm tay và các hệ thống máy, thiết bị khác phải được cung cấp các PTBVCN phù hợp; bao gồm cả bảo vệ thính lực khi làm việc với các máy có tiếng ồn lớn.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu về PTBVCN quy định tại 2.19.
Thiết bị, dụng cụ cầm tay và các hệ thống máy, thiết bị khác được vận hành bằng tay hoặc các nguồn năng lượng khác phải tuân thủ các quy định sau:
+ Được sử dụng, bảo trì đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất để ĐBAT cho người sử dụng. Khi muốn sử dụng các thiết bị, dụng cụ, máy khác với mục đích thiết kế ban đầu của chúng thì phải được người có thẩm quyền đánh giá và kết luận rằng việc sử dụng đó là ĐBAT;
+ Chỉ được sử dụng, vận hành bởi người lao động được đào tạo về đúng loại thiết bị, dụng cụ mà người sử dụng giao việc cho họ; Được trang bị các bộ phận bảo vệ, che chắn hoặc các biện pháp bảo vệ khác theo yêu cầu đối với từng loại thiết bị, dụng cụ.
+ Phải có bảng chỉ dẫn đầy đủ, chi tiết về sử dụng, vận hành an toàn và phải được nhà sản xuất hoặc người sử dụng lao động bố trí tại những vị trí phù hợp và được trình bày đơn giản, dễ hiểu cho người sử dụng, vận hành.
Thiết bị, dụng cụ cầm tay trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng có quy định chung như thế nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị, dụng cụ cầm tay trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại tiết 2.6.2 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD thiết bị, dụng cụ cầm tay trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như sau:
2.6.2.1 Thiết bị, dụng cụ cầm tay và các bộ phận đi kèm chỉ được phép gia cường, tháo lắp, sửa chữa bởi người có thẩm quyền.
CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là nhân viên kỹ thuật của nhà sản xuất, người sử dụng thiết bị, dụng cụ (nếu phù hợp với công việc) hoặc người sửa chữa thiết bị, dụng cụ cơ khí của nhà thầu.
2.6.2.2 Lưỡi cắt của các thiết bị, dụng cụ cắt phải sắc.
2.6.2.3 Khi đầu của búa, dụng cụ để đập bị nứt hoặc có dấu hiệu hư hỏng (ví dụ: bị mủn, mốc với các dụng cụ bằng gỗ), thì phải xử lý hoặc mài với bán kính phù hợp ở các góc, cạnh.
2.6.2.4 Khi không sử dụng (hoặc khi vận chuyển) các thiết bị, dụng cụ sắc, nhọn phải được bao bọc bằng các vật liệu đảm bảo không bị thủng, rách do va chạm, để trong các hòm hoặc thùng chứa phù hợp.
2.6.2.5 Chỉ được phép sử dụng các thiết bị, dụng cụ cầm tay có cách điện (hoặc không dẫn điện) ở gần hoặc tại khu vực có các thiết bị điện đang hoạt động để tránh nguy cơ bị điện giật.
2.6.2.6 Chỉ được phép sử dụng các thiết bị, dụng cụ cầm tay không phát ra tia lửa ở khu vực gần hoặc tại khu vực có vật liệu dễ cháy, bụi hoặc khí dễ cháy, nổ khác.
+ Thiết bị, dụng cụ cầm tay và các bộ phận đi kèm chỉ được phép gia cường, tháo lắp, sửa chữa bởi người có thẩm quyền. Lưỡi cắt của các thiết bị, dụng cụ cắt phải sắc. Khi đầu của búa, dụng cụ để đập bị nứt hoặc có dấu hiệu hư hỏng phải xử lý hoặc mài với bán kính phù hợp ở các góc, cạnh.
+ Khi không sử dụng (hoặc khi vận chuyển) các thiết bị, dụng cụ sắc, nhọn phải được bao bọc bằng các vật liệu đảm bảo không bị thủng, rách do va chạm, để trong các hòm hoặc thùng chứa phù hợp. Chỉ được phép sử dụng các thiết bị, dụng cụ cầm tay có cách điện (hoặc không dẫn điện) ở gần hoặc tại khu vực có các thiết bị điện đang hoạt động để tránh nguy cơ bị điện giật. Chỉ được phép sử dụng các thiết bị, dụng cụ cầm tay không phát ra tia lửa ở khu vực gần hoặc tại khu vực có vật liệu dễ cháy, bụi hoặc khí dễ cháy, nổ khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Căn cứ thành lập, tổ chức lại các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, các trạm y tế xã và các tổ chức khác thuộc Trung tâm Y tế huyện?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo Nghị định 148?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?