Việc kiểm tra việc kết luận thanh tra trong Công an nhân dân thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
1. Trình tự, thủ tục kiểm tra việc kết luận thanh tra trong Công an nhân dân?
Tại Điều 11 Thông tư 29/2019/TT-BCA trình tự, thủ tục kiểm tra việc kết luận thanh tra trong Công an nhân dân như sau:
1. Hoạt động kiểm tra chỉ thực hiện khi có quyết định kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan thanh tra có thẩm quyền. Quyết định kiểm tra thực hiện theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. Căn cứ ra quyết định kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP.
2. Thủ trưởng cơ quan thanh tra giao cán bộ thuộc quyền quản lý tiến hành kiểm tra. Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thanh tra thành lập Đoàn kiểm tra hoặc Tổ kiểm tra. Việc cử cán bộ kiểm tra, thành lập Đoàn kiểm tra hoặc Tổ kiểm tra phải được ghi rõ trong quyết định kiểm tra.
Việc gửi quyết định kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP. Cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra (sau đây gọi chung là cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra) có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thanh tra phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3. Thời hạn kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP.
4. Trong quá trình kiểm tra, cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu liên quan nhằm xác minh rõ các nội dung kiểm tra. Nội dung kiểm tra được lập thành biên bản theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. Sau khi kết thúc việc kiểm tra, cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra với Thủ trưởng cơ quan thanh tra theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP.
5. Căn cứ kết quả kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra có trách nhiệm áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, Thủ trưởng Công an có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP, xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an có hành vi vi phạm, hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.
2. Công khai kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra trong Công an nhân dân như thế nào?
Theo Điều 13 Thông tư 29/2019/TT-BCA việc công khai kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra trong Công an nhân dân được quy định như sau:
1. Công khai kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra bằng một trong các hình thức sau:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, đơn vị là đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan thanh tra đã tiến hành theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; thời gian niêm yết ít nhất là 05 ngày;
c) Thông báo trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Trường hợp cơ quan thanh tra có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, phải công khai thông báo trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của mình.
2. Không áp dụng hình thức công khai theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này đối với kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước hoặc những quy định khác của Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Lập, quản lý hồ sơ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết luận thanh tra trong Công an nhân dân như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 29/2019/TT-BCA việc lập, quản lý hồ sơ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết luận thanh tra trong Công an nhân dân được thực hiện như sau:
1. Cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chịu trách nhiệm lập hồ sơ theo trình tự sau:
a) Lập hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra được công bố hoặc gửi cho đối tượng thanh tra;
b) Thu thập những thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
c) Kết thúc hồ sơ sau khi Thủ trưởng cơ quan thanh tra có văn bản thông báo kết thúc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.
2. Các thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình theo dõi, đôn đốc, kiểm tra phải được quản lý chặt chẽ theo quy định, chỉ cung cấp hoặc công bố khi được Thủ trưởng cơ quan thanh tra cho phép.
3. Sau khi kết thúc việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra phải được tập hợp, bổ sung vào hồ sơ thanh tra và lưu trữ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác hồ sơ nghiệp vụ thanh tra Công an nhân dân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?