Trường hợp nào bắt buộc phá dỡ công trình xây dựng theo quy định mới?
Các trường hợp nào bắt buộc phá dỡ công trình xây dựng?
Được biết trong 1 số trường hợp thì phải phá dỡ công trình xây dựng, vậy vấn đề này được quy định ở văn bản nào? Nhờ tư vấn.
Trả lời:
Theo Khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
- Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
- Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
- Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
- Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
Như vậy so với Luật Xây dựng 2014 hiện hành thì Luật sửa đổi đã bổ sung thêm 01 trường hợp bắt buộc phá dỡ công trình xây dựng là trường hợp công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phải khởi công xây dựng công trình khi nào?
Em có dự án đã xin và được cấp giấy phép xây dựng vào 20/9 vừa rồi. Vì 1 số lý do mà không thể khởi công xây dựng ngay được, em để ra tết, khoảng tháng 2/2021 mới khởi công có ảnh hưởng gì về mặt pháp luật không?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 thì trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
Khoản 10 Điều 90 Luật Xây dựng 2014 có quy định như sau:
Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
Như vậy, trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng, anh phải tiến hành khởi công công trình. Do đó, đến tháng 2/2021 anh khởi công công trình là phù hợp với quy định của pháp luật.
Có được bàn giao khi chưa thực hiện nghiệm thu công trình không?
Theo quy định pháp luật về xây dựng thì trong trường hợp chưa thực hiện nghiệm thu công trình thì liệu có được bàn giao hay không?
Trả lời:
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 124 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:
Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:
- Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;
- Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
Theo quy định trên vấn đề nghiệm thu công trình là bắt buộc thực hiện nếu chưa nghiệm thu công trình thì chưa đủ điều kiện để được bàn giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?