Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động cho thuê lại thuộc về ai?

Lao động được cho thuê lại vi phạm kỷ luật thì ai có quyền xử lý kỷ luật?  Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như thế nào? Chào anh/chị, doanh nghiệp của tôi có thuê lại 20 lao động của một doanh nghiệp cho thuê lại. Xin hỏi nếu những người lao động này vi phạm kỷ luật lao động thì công ty của tôi có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động không?

1. Lao động được cho thuê lại vi phạm kỷ luật lao động thì ai có quyền xử lý kỷ luật? 

Tại Điều 57 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động như sau:

1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.

2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.

4. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.

5. Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

6. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.

Theo Điều 56 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động như sau:

Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;

2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;

3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;

4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

Như vậy, theo quy định như trên, doanh nghiệp của bạn không có thẩm quyền xử lý kỷ luật người lao động được cho thuê lại. Thẩm quyền này thuộc về doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

2. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như thế nào?

Tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Theo đó, nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động sẽ được thực hiện theo quy định như trên.

Trân trọng!

Kỷ luật lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kỷ luật lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động không chấp hành phương án sử dụng lao động có được xử lý kỷ luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động ngay tại cùng một thời điểm thì có áp dụng nhiều hình thức kỷ luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động không đúng trình tự bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được sa thải người lao động thực hiện hành vi trộm cắp tại nơi làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản xử lý kỷ luật nhân viên mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động có phải trả lại tiền lương đã tạm ứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định kỷ luật lao động của công ty mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên tự ý nghỉ việc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải? Thủ tục xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định thi hành kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kỷ luật lao động
781 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào