Thành viên hội đồng trường tiểu học công lập có ban đại diện cha mẹ học sinh không?

Ban đại diện cha mẹ học sinh trường tiểu học công lập có phải là thành viên hội đồng trường không? Phiên họp hội đồng trường tiểu học công lập được công nhận hợp lệ khi nào? Hội đồng trường tiểu học công lập có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Chào ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Tôi vừa được bổ nhiệm chức Trưởng ban ban đại diện cha mẹ học sinh trường Tiểu học L (trường công lập). Cho tôi hỏi là ban đại diện cha mẹ học sinh có phải là thành viên của hội đồng trường không? Rất mong được giải đáp, tôi cảm ơn.

1. Ban đại diện cha mẹ học sinh trường tiểu học công lập có phải là thành viên hội đồng trường không?

Tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về hội đồng trường của trường công lập như sau:

b) Thành phần của hội đồng trường công lập gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện tổ chuyên môn, tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và ban đại diện cha mẹ học sinh.

Hội đồng trường có chủ tịch, phó chủ tịch, thư kí và các thành viên khác.

Số lượng thành viên của hội đồng trường tối thiểu là 07 người và tối đa là 11 người.

Như vậy, theo quy định trên ban đại diện cha mẹ học sinh trường tiểu học công lập là thành viên thuộc hội đồng trường.

2. Phiên họp hội đồng trường tiểu học công lập được công nhận hợp lệ khi nào?

Theo Điểm d Khoản 1 Điều 10 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định hoạt động của hội đồng trường tiểu học công lập như sau:

Hội đồng trường họp thường kì ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Chủ tịch hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của hội đồng trường khi cần thiết.

Phiên họp hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có chủ tịch hội đồng). Quyết nghị của hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí. Quyết nghị của hội đồng trường được công bố công khai.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 của Điều này. Nếu hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.

Do đó, phiên họp hội đồng trường tiểu học công lập được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của hội đồng trở lên và trong đó bắt buộc phải có mặt của chủ tịch hội đồng.

3. Hội đồng trường tiểu học công lập có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?

Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 10 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định thủ tục thành lập hội đồng trường tiểu học công lập như sau:

Căn cứ vào quy định về thành phần của hội đồng trường tại mục b, khoản 1, Điều 10 của Thông tư này, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, trình đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường là thành viên trong nhà trường và do các thành viên của hội đồng bầu; phó chủ tịch và thư kí hội đồng do chủ tịch hội đồng chỉ định. Nhiệm kì của hội đồng trường là 05 năm, trong trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.

Theo đó, từ quy định trên nhiệm kỳ của hội đồng trường tiểu học công lập là 5 năm.

Trân trọng!

Vũ Thiên Ân

Học sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin thi lại cho học sinh sinh viên mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xếp loại học sinh cấp 3 khi có môn chưa đạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Còn mấy tháng nữa nghỉ hè 2024? Lịch nghỉ hè 2024-2025 của học sinh cả nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh người dân tộc thiểu số được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiết lập hạ 2024 bắt đầu từ ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa học sinh được nghỉ hè năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất giới hạn thời gian làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 20 giờ một tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh xin nghỉ học bao nhiêu buổi thì ở lại lớp? Kết quả rèn luyện năm học loại gì thì phải rèn luyện trong kì nghỉ hè?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu Học sinh 3 tốt cấp Trung ương năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu giấy khen học sinh giỏi thcs mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người chịu trách nhiệm khi học sinh gặp tai nạn trong giờ học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
383 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Học sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào