Định mức chi hỗ trợ sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030?
1. Quy định về định mức chi hỗ trợ sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 107/2021/TT-BTC quy định nội dung chi, định mức chi như sau:
Nội dung chi, mức chi thực hiện theo định mức, định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thông tư này hướng dẫn thêm một số nội dung chi, định mức chi như sau:
1. Hỗ trợ sản xuất giống
Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí nhân công và vật tư để sản xuất giống trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, trong đó đơn giá nhân công được xác định như sau:
a) Công lao động kỹ thuật được tính tối đa bằng 70% hệ số tiền công ngày cho chức danh “thành viên chính” thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
b) Công lao động phổ thông được tính tối đa bằng 50% công lao động kỹ thuật quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Đào tạo tập huấn quy trình công nghệ nhân giống trong nước cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân trực tiếp tham gia thực hiện dự án. Nội dung hỗ trợ cụ thể như sau:
a) Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;
b) Chi thù lao giảng viên, trợ giảng; phụ cấp tiền ăn giảng viên, trợ giảng; chi phí đưa, đón, bố trí nơi ở cho giảng viên, trợ giảng; chi thù lao hướng dẫn viên tham quan, thực hành thao tác kỹ thuật: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thời gian đào tạo, mức chi trả thù lao cho giảng viên và hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật được phê duyệt trong từng dự án cụ thể;
c) Chi in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ lớp học (không bao gồm tài liệu tham khảo); giải khát giữa giờ; tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế (nếu có); thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập, vật tư thực hành lớp học (nếu có); chi tổ chức khai giảng, bế giảng, in chứng chỉ, chi tiền thuốc y tế thông thường cho học viên (nếu học viên ốm); chi khác phục vụ trực tiếp lớp học (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, vệ sinh, trông giữ xe và các khoản chi trực tiếp khác). Mức chi thực hiện theo hình thức hợp đồng với nhà cung cấp theo các quy định liên quan.
Tất cả các học viên được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học (không bao gồm tài liệu tham khảo). Đối với học viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ tiền ăn tối đa 100% chi phí tiền ăn theo mức quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; hỗ trợ tiền đi lại là 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên; riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng bãi ngang, xã đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên. Đối với chỗ ở cho người học: Trường hợp đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ, bao gồm chi phí điện, nước; trường hợp đơn vị tổ chức đào tạo thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
3. Kiểm soát chất lượng giống: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% chi phí kiểm nghiệm, kiểm định, chứng nhận chất lượng giống, giám định vi rút, xét nghiệm, kiểm dịch, kiểm soát bệnh.
2. Lập dự toán trong Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp 2021-2030?
Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 107/2021/TT-BTC quy định về lập dự toán như sau:
1. Lập dự toán:
a) Đối với kinh phí Chương trình từ nguồn ngân sách trung ương
Hàng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành khác lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
b) Đối với kinh phí Chương trình từ nguồn ngân sách địa phương
Việc lập dự toán kinh phí Chương trình cho cấp huyện, cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với pháp luật về ngân sách nhà nước.
Hàng năm, tại thời điểm xây dựng dự toán, căn cứ Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nội dung được ngân sách bảo đảm kinh phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí, mức chi do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán kinh phí Chương trình cấp tỉnh và tổng hợp chung trong dự toán ngân sách của Sở; Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã lập dự toán kinh phí Chương trình theo phân cấp ngân sách và tổng hợp chung cùng thời điểm xây dựng dự toán, gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?