Các trường hợp tổ chức lại Tổ chức hành chính?
1. Tổ chức hành chính được tổ chức lại trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như sau:
1. Tổ chức hành chính được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở pháp lý;
b) Đáp ứng các tiêu chí thành lập theo quy định của pháp luật;
c) Có phạm vi, đối tượng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực hoặc lĩnh vực quản lý nội bộ của tổ chức hành chính;
d) Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hành chính khác;
đ) Loại hình và quy mô tổ chức hành chính được thành lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
2. Tổ chức hành chính được tổ chức lại trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức hành chính được tổ chức lại khi có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, phạm vi, đối tượng quản lý theo quy định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;
b) Tổ chức hành chính được tổ chức lại khi hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Việc tổ chức lại để hình thành tổ chức hành chính mới phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập tổ chức hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức hành chính được giải thể trong trường hợp tổ chức đó không còn chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý.
Như vậy, các trường hợp tổ chức lại Tổ chức hành chính được quy định ở trên.
2. Nội dung đề án thành lập Tổ chức hành chính gồm những gì?
Theo Điều 6 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định đề án thành lập như sau:
1. Đề án thành lập tổ chức hành chính do cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập xây dựng, trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập.
2. Nội dung đề án, gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
b) Mục tiêu, phạm vi, đối tượng quản lý;
c) Loại hình và tên gọi của tổ chức hành chính;
d) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức;
đ) Báo cáo giải trình về việc đáp ứng các tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật;
e) Dự kiến vị trí việc làm, biên chế công chức theo vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; có trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và cơ chế tài chính cần thiết để bảo đảm cho tổ chức hành chính hoạt động sau khi được thành lập;
g) Phương án thành lập và lộ trình triển khai hoạt động của tổ chức hành chính;
h) Kiến nghị của cơ quan, tổ chức xây dựng đề án thành lập tổ chức hành chính (nếu có);
i) Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
3. Tờ trình thành lập Tổ chức hành chính gồm nội dung gì?
Tại Điều 7 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định tờ trình thành lập như sau:
1. Tờ trình thành lập tổ chức hành chính do cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập xây dựng để trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành, lập.
2. Nội dung tờ trình, gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
b) Quá trình xây dựng đề án;
c) Nội dung chính của đề án;
d) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề liên quan.
3. Tờ trình thành lập phải do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập ký, trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập.
4. Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đối với các tổ chức hành chính như sau:
a) Bộ Nội vụ đề nghị thành lập tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
b) Bộ đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định này;
c) Văn phòng, thanh tra, vụ, cục và tổ chức tương đương thuộc bộ đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định này;
d) Tổng cục thuộc Bộ đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm d, điểm e, điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị định này;
Trường hợp Bộ trưởng phân cấp cho Tổng cục trưởng quyết định thành lập tổ chức quy định tại điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị định này thì cơ quan đề nghị là cục thuộc tổng cục.
đ) Cục thuộc bộ đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm đ, điểm g khoản 2 Điều 2 Nghị định này;
e) Cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất với bộ (cơ quan được Chính phủ phân công quản lý) để bộ đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
g) Tổ chức hành chính thuộc cơ quan thuộc Chính phủ đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
h) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
i) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
k) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm d khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định này thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật;
Trường hợp pháp luật quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập tổ chức quy định tại điểm d khoản 4 và Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập tổ chức quy định điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định này thì cơ quan đề nghị thành lập tương ứng là cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân Cấp huyện.
l) Tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
m) Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định này.
Theo đó, tờ trình thành lập tổ chức hành chính bao gồm nội dung trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?